Cây đinh lăng còn có tên gọi khác là cây gỏi cá vì dùng ăn chung với cá rất ngon, tên trong y học là nam dương lâm. Là loại cây nhỏ cao từ 1 – 1,5 mét thường được làm bằng cây cảnh trước nhà hoặc đình chùa.
Lá đinh lăng có hình lông chim mọc so le, mép khía có răng cưa. Mùa hè cây ra hoa màu trắng, mọc thành tán có quả dẹp. Gọi là đinh lăng lá nhỏ để phân biệt với đinh lăng lá tròn và đinh lăng lá to. Trong các loại đinh lăng ấy chỉ có đinh lăng lá nhỏ được dùng làm thuốc chủ yếu 2 bộ phận chính là lá và rễ.
Các công dụng chữa bệnh của cây linh lăng
Ai đã từng ngửi mùi hương lá đinh lăng lúc sao khô hoặc nấu lên hẳn đều thấy thư thái. Bởi không thơm nồng như hoa mà thoang thoảng như thuốc bắc. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu đinh lăng được cho có nguồn gốc từ TBD.
Tại các quốc gia láng giềng người dân cũng trồng nhiều cây để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Tại nước ta sách của hải thượng lãng ông cũng ghi lại dùng lá đinh lăng để chữa co bóp tử cung, mất sữa… Ngày nay đinh lăng được trồng phổ biến vừa để làm cảnh vừa để làm thuốc khi cần.
Thành phần:
Các thành phần có trong lá, thân và rễ cây linh lăng là ancaloit, plicozit, flavonoid, tanal… trong rễ còn chứa saponin và vitamin B1. Ngoài ra còn có chứa 13 axit amin khác trong đó có một axit quan trọng là metonin, typtophan, lyzin… Chính các thành phần này tạo nên tác dụng tốt với sức khỏe.
Công dụng của đinh lăng:
Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực: thời chiến dùng cây đinh lăng sắc cho bộ đội uống thì thấy sức chịu đựng rất bền bỉ. Do cùng họ với nhân sâm, ngũ gia bì, sâm tam thất nên tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt.
Lợi tiểu: nếu so với các loại cây lợi tiểu khác như rễ tranh, rau mèo, râu ngô thì lấy lá đinh lăng sắc uống lợi tiểu 4 lần hơn.
Sáng mắt: hàm lượng lớn lutein đây là chất tăng cường tuần hoàn võng mạc. Tăng cường máu đến nuôi dưỡng điểm vàng của mắt. Ngăn chặn các tật khúc xạ võng mạc ngăn ngừa cận thị, khô mắt và đục thủy tinh thể.
Tăng tuyến sữa: phụ nữ sau sinh không có sữa có thể dùng lá đinh lăng nấu uống sẽ cải thiện tình hình.
Chống suy giảm trí nhớ: gần đây có một số công ty dược phẩm kết hợp lá đinh lăng và lá cây bạch quả kết hợp thành một viên thuốc chữa chứng suy giảm trí nhớ. Kết quả thực nghiệm rất tốt có thể sử dụng điều trị trầm cảm và Alzheimer ở người già.
Người hay mệt mỏi, biếng ăn: dùng để tăng cường sức khỏe cho người suy nhược. Dần dần khôi phục sức khỏe tổng thể từ đó giúp ăn được ngủ được.
Phụ nữ có thai không nên dùng: khi sắc lá đinh lắng uống thấy có hiện tượng co bóp nhẹ cổ tử cung. Nên người có thai uống nhiều dễ gây sảy thai.
Cách dùng đinh lăng bồi bổ cơ thể
Sắc lấy nước: dùng lá đinh lăng sắc lấy nước uống để bồi bổ cơ thể, lợi tiểu, chống suy giảm trí nhớ… trong lá đinh lăng cũng có chứa hầu hết thành phần bổ dưỡng.
Các món ăn: lá đinh lăng có thể dùng như các loại rau thơm. Thường được dùng trong các món tươi sống vì có vị chát át đi mùi tanh của thịt cá sống lại hạn chế tình trạng tiêu chảy.
Ngâm rượu: củ đinh lăng có thành phần dương chất cao nhất. Tuy nhiên cây đinh lăng phải trồng 3 năm mới có củ. Củ đinh lăng kết hợp với các vị thuốc khác ngâm rượu uống rất có lợi cho cả nam giới và nữ giới.
Ngâm rượu cường dương:
- Rễ đinh lăng khô 100g
- Rễ mật nhân 20g
- Chuối hột phơi khô 10 trái
- Rượu trắng 1 lít.
- Ngâm sau 7 ngày là có thể lấy ra sử dụng tác dụng tăng cường sinh lực cho nam giới khá tốt.
Trị rối loạn tiêu hóa:
- Đinh lăng 30g
- Lá mơ lông 10g
- Sắc lấy nước uống hàng ngày.
Bồi bổ cơ thể:
- Đinh lăng 30g
- Hoài sơn (củ mài): 20g
- Ý dĩ 20g
- Nấu với móng giò ăn cơm hàng ngày.
Trị ho, sốt cao
- Đinh lăng 20g
- Lá chanh 10g
- Sắc uống nước đến khi khỏi
Trị biếng ăn ở trẻ:
- Đinh lăng 20g – 30g
- Lá dâu 20g – 30g
- Sắc nước uống hàng ngày
Chữa bí tiểu tiện:
- Đinh lăng 20g
- Bông mã đề 20g
- Sắc lên uống đến khi khỏi
Chữa tắc sữa, mất sữa:
- Đinh lăng 20g
- Lá bồ công anh 20g
- Ninh cùng ý dĩ, chân giò ăn mỗi ngày.
Trong y học cổ truyền lá đinh lăng và củ được sử dụng để điều trị hết sức đa dạng. Người bệnh có thể áp dụng tại nhà mà không cần đến thầy thuốc.