Mô hình kinh doanh nhà hàng F&B là xu hướng mà nhiều người lựa khởi nghiệp lựa chọn. Sau quá trình hình thành, phát triển thì ai cũng muốn thương hiệu của mình phát triển thành chuỗi kinh doanh uy tín, rộng lớn. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh cạnh tranh khắc nghiệt, bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm trước khi quyết định. Bài viết sau chia sẻ đến bạn những điều cần chuẩn bị khi kinh doanh nhà hàng thành chuỗi. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Những câu hỏi cần bạn trả lời khi phát triển kinh doanh nhà hàng thành chuỗi
- Nhà hàng của bạn hiện tại thường xuyên không đủ sức chứa và cần mở rộng?
- Thị trường mà bạn nhắm đến có đủ tiềm năng để triển khai?
- Bạn có đủ tiềm lực để triển khai kinh doanh nhà hàng thành chuỗi?
- Bạn có đủ năng lượng và thời gian để đảm bảo vận hành một lúc nhiều nhà hàng?
Nếu bạn đã trả lời được những cầu hỏi kể trên thì đã đến lúc bạn nên nhân rộng kinh doanh nhà hàng của mình rồi đấy. Duy trì hoạt động và phát triển một nhà hàng không phải là việc dễ dàng. Việc phát triển kinh doanh của bạn đòi hỏi bạn phải nổ lực nhiều hơn nữa để đạt được thành công. Một số gợi ý cho việc kinh doanh nhà hàng thành chuỗi sẽ được chúng tôi chia sẻ với bạn ngay.
Kinh phí khi phát triển kinh doanh chuỗi nhà hàng
Vì bạn đã và đang vận hành một nhà hàng thành công, chắc hẳn bạn là ngưởi rõ hơn ai hết cần bao nhiêu tiền để có thể mở rộng và duy trì thêm một cửa hàng mới. Và câu hỏi cần quan tâm nhất lúc này là : Tiền đến từ đâu? Bạn cần một số tiền kha khá để chi trả cho những khoản như thuê mướn mặt bằng, sửa chửa; mua sắm trang thiết bị; chi trả cho các khoản chi phát sinh khác,… bạn có thể vay vốn, kêu gọi nhà đầu tư hoặc lấy từ nguồn vốn tái đầu tư của cửa hàng hiện có.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng
Một phần cực kỳ quan trọng của quá trình mở rộng là tìm kiếm vị trí phù hợp và nó là yếu tố then chốt quyết định sự thành công. Nhưng điều gì làm cho một địa điểm trở thành một vị trí “tốt”.
– Tìm một khu vực có lưu lượng khách hàng mục tiêu đông đúc, ví dụ như: gần trường học, văn phòng, trong trung tâm thành phố hoặc khu kinh doanh.
– Biết và hiểu thói quen sinh hoạt, ăn uống của những người sống hoặc thường xuyên sinh hoạt trong khu vực bạn dự định mở quán. Điều này sẽ giúp bạn có những chính sách phục vụ phù hợp
– Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Tìm hiểu cả những đối thử trực tiếp là các cửa hàng trong khu vực, cũng như các đối thủ gián tiếp như các quán cà phê; trà sữa; các cửa hàng tiện lợi. Bạn sẽ không muốn mở một nhà hàng ngay cạnh một nhà hàng cung cấp 1 dịch vụ tương tự như bạn.
Lập một kế hoạch kinh doanh nhà hàng thành chuỗi một cách toàn diện nhất
Có thể bạn đã nghe câu nói, “nếu bạn không lập kế hoạch, bạn sẽ thất bại”. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang có kế hoạch mở rộng mô hình kinh doanh. Có thể tái sử dụng kế hoạch kinh hiện tại và điều chỉnh một số chi tiết cho phù hợp với tình hình kinh doanh mới.
Chiến lược quảng bá, tiếp thị
Đôi khi những chiến lượt tiếp thị đã áp dung cho cửa hàng hiện tại sẽ không còn phù hợp với những cửa hàng mới, vì nó liên quan đếm các vấn đề nhân khẩu học của từng khu vực đặt cửa hàng Ví dụ: bạn sẽ quyết định sử dụng cùng tên thương hiệu cũ, hoặc thay đổi hoặc thêm bớt để phân biệt các vị trí với nhau? Những loại thông tin nào họ muốn thấy trong ấn phẩm quảng cáo? Họ có phải là người thường sử dụng phương tiện truyền thông xã hội? Nếu vậy, những ứng dụng nào họ sử dụng nhiều nhất? Trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch tiếp thị thu hút thực khách mới.
Lựa chọn phong cách riêng và mua sắm thiết bị cho việc kinh doanh nhà hàng
Nhà hàng của bạn đã có một phong cách, xu hướng kinh doanh bền vững thì bạn cần đảm bảo các chi nhánh của mình phải tuân thủ đúng những đặc trưng của nhà hàng chính. Bạn cần tìm kiếm cho mình một đội ngũ thiết kế thi công nhà hàng chuyên nghiệp đám ứng yêu cầu về kĩ thuật, độ chính xác và chất lượng công trình.
Hãy kiểm tra lại những thiết bị hiện có, những thiết bị nào có thể sử dụng được cho cửa hàng thứ hai và những thiết bị nào cần phải mua sắm mới. Có thể bạn hãy nghĩ đến phương án thuê một bên set up chuyên nghiệp để đồng nhất về nhận diện cũng trải nghiệm và tối ưu hơn quy trình vận hành của cả 2 nhà hàng.
>>>Tìm hiểu thêm: tư vấn thiết kế thi công nội thất nhà hàng
Thuê nhân viên đúng người, đúng việc
Mở rộng kinh doanh sẽ đối mặt nhiều vấn đề, nhất là về vấn đề quản lý. Tìm kiếm được một nhân viên vừa có “tầm” vừa có “tâm” để giao phó những nhiệm vụ quan trọng là điều cần thiết, sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và cho phép bạn tập trung hơn vào việc phát triển nhà hàng thứ 2. Bạn có thê xem xét nguôn nhân lực hiện có, ai có đủ khả năng cũng như sự tín nhiệm để có thể đảm nhận vai trò quản lý trước khi quyết định thuê quản lý bên ngoài. Bởi những nhân viên cũ là những người đã hiểu về quy trình vận hành của nhà hàng cũng như bạn đã có sử hiểu biết nhất định đối với nhân viên đó.
Việc kinh doanh nhà hàng phát triển thành chuỗi là một quyết định quan trọng, bạn hãy cân nhắc thật kĩ trước khi đưa ra quyết định của mình. Dành thời gian để tiềm hiểu đây có phải là thời điểm thích hợp để bạn phát triển hay không? Kinh doanh nhà hàng đầu tiên thành công nhưng nếu khai trương thêm nhiều chi nhánh khá với nhiều vấn đề phát sinh chắc chắn sẽ tạo ra thách thức cho bạn. Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn thành công.