Nứt kẽ hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Nứt kẽ hậu môn xảy ra khi niêm mạc hậu môn bị rách, trầy xước hoặc loét. Vết nứt có thể hình thành tại lớp da bên trong hoặc phía sau hậu môn. Ngoài ra, chúng còn xuất hiện ở trước hay các vị trí khác cùng lúc. Với độ dài khoảng 0,5 – 1 cm, vết nứt luôn khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn sau mỗi lần đi vệ sinh.

Bệnh tiến triển theo 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp tính: Lúc này, kích thước vết nứt còn nhỏ và nông. Đồng thời, tình trạng viêm nhiễm ở mức độ nhẹ, không kéo dài quá 6 tuần. Vì vậy, nứt hậu môn gây cảm giác đau đớn cho người bệnh sau mỗi lần đại tiện.

  • Giai đoạn mãn tính: Khi bệnh đã tiến triển nặng, vết nứt cũng bắt đầu mở rộng và sâu hơn. Do đó, người bệnh ngày càng gánh chịu những cơn đau dữ dội và kéo dài hơn.

Nứt kẽ hậu môn là một dạng bệnh khá phổ biến, đứng thứ 3 sau bệnh trĩ và các bệnh nhiễm trùng ở hậu môn – trực tràng. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng bệnh ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng ngày, nhất là lúc đi vệ sinh.

Nứt kẽ hậu môn là một dạng bệnh khá phổ biến, đứng thứ 3 sau bệnh trĩ và các bệnh nhiễm trùng ở hậu môn - trực tràng

Nứt kẽ hậu môn là một dạng bệnh khá phổ biến, đứng thứ 3 sau bệnh trĩ và các bệnh nhiễm trùng ở hậu môn – trực tràng

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn:

Nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc hậu môn chủ yếu là do hiện tượng táo  bón. Khối phân cứng chắc gây khó khăn khi đại tiện. Vì vậy, người bệnh phải dùng sức để rặn đẩy phân ra ngoài, làm rách hoặc trầy xước lớp niêm mạc.

Đặc biệt trong quá trình đại tiện, cơ vòng hậu môn bị co và căng lên khiến máu không lưu thông được. Cùng với đó, nhu động ruột tăng làm vết nứt ngày càng trở nên trầm trọng và lâu lành hơn.

Ngoài ra, nứt hậu môn còn do những nguyên nhân dưới đây:

  • Đại tiện sai tư thế hoặc do giấy vệ sinh quá cứng làm trầy xước niêm mạc.

  • Xoang chậu chịu nhiều áp lực khi mang thai hoặc sinh đẻ.

  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cơ vòng hậu môn.

  • Cấu tạo ống hậu môn của người người quá nhỏ hoặc bị dị tật.

  • Quan hệ tình dục qua hậu môn và các bệnh lây qua đường này.

  • Các bệnh lý về viêm đường ruột như: bệnh Crohn, loét đại tràng, viêm xơ cơ thắt,… hoặc ung thư hậu môn – trực tràng, lao hậu môn,…

  • Chấn thương.

Những người dễ bị nứt kẽ hậu môn:

Nứt kẽ hậu môn là căn bệnh xảy ra khá phổ biến trong đời sống. Trong đó, đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này là:

  • Người ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, chế biến sẵn nhưng lại ăn ít rau xanh, củ quả và thiếu vận động.

  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc hậu sản.

  • Người bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.

  • Trẻ em và người già.

Phụ nữ mang thai là người dễ mắc bệnh nứt hậu môn

Phụ nữ mang thai là người dễ mắc bệnh nứt hậu môn

2. Triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn

Khi bị nứt hậu môn, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng như:

  • Đi ngoài đau rát. Cơn đau này sẽ dần biến mất cho đến lần đại tiện tiếp theo. Tuy nhiên cũng có trường hợp, người bệnh vẫn cảm thấy đau đớn kéo dài hàng giờ sau đại tiện.

  • Tình trạng chảy máu xuất hiện ở phân hoặc đọng lại trên giấy vệ sinh. Đôi khi ở vết nứt hậu môn có dịch chảy ra, người bệnh có thể nhìn thấy dịch dính vào quần lót.

  • Ngứa ngáy xung quanh vùng da ở hậu môn.

  • Táo bón là triệu chứng thường gặp.

  • Đái buốt, đái rắt do hệ tiết niệu bị ảnh hưởng.

  • Ở gần vết nứt xuất hiện khối u có kích thước nhỏ.

Táo bón là triệu chứng điển hình khi mắc bệnh nứt kẽ hậu môn

Táo bón là triệu chứng điển hình khi mắc bệnh nứt kẽ hậu môn

Thông qua các triệu chứng mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn có thể nhận biết sớm bệnh. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám chi tiết.

3. Cách trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Do đó, bạn nên có cách chữa trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Trước khi điều trị, bạn nên thăm khám một cách cẩn thận để lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh.

Sử dụng thuốc:

Nếu bệnh đang ở mức độ nhẹ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng một số loại thuốc chữa nứt hậu môn dưới đây:

  • Forlax hoặc Duphalac là thuốc có tác dụng làm mềm phân, tẩy ruột, từ đó giảm tình trạng táo bón.

  • Thuốc có tác dụng giảm viêm nhiễm, giúp vết nứt nhanh lành như: Corticoid, Nitroglycerin,…

  • Thuốc chứa thành phần là Paracetamol giúp giảm ngay các cơn đau sau khi đại tiện bao gồm: Lidocaine, thuốc bôi ngoài da oxit kẽm,…

  • Botulinum toxin (Botox) làm giãn cơ vòng hậu môn trong một thời gian ngắn, tạo điều kiện cho vết nứt nhanh lành. Bác sĩ sẽ tiêm Botox trực tiếp vào cơ thắt hậu môn.

Nếu bệnh đang ở mức độ nhẹ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng một số loại thuốc chữa nứt hậu môn

Nếu bệnh đang ở mức độ nhẹ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng một số loại thuốc chữa nứt hậu môn

Trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc, bạn nên tuân thủ liều lượng cũng như các yêu cầu và chỉ định của bác sĩ. Để tránh xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm, bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.

Phẫu thuật:

Sau khi sử dụng thuốc nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, bạn nên áp dụng các phương pháp phẫu thuật dưới đây:

  • Nong hậu môn: Trong trường hợp, ống hậu môn bị nhỏ hoặc thu hẹp bạn có thể mở rộng cơ vòng bằng cách dùng panh nong hậu môn.

  • Cắt cơ thắt: Là phương pháp tạo vết cắt có độ dài tương ứng với vết nứt trong lòng hậu môn, được áp dụng nhằm làm giảm áp lực lên vết rách.

Hy vọng những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh nứt kẽ hậu môn. Khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, những thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và tăng cường vận động sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh tái phát.