6 loại rau thơm giải độc cơ thể tốt nhất
Trong ẩm thực Việt Nam rau thơm không chỉ là một gia vị quan trọng. Rau thơm không chỉ là rau mà còn có tác dụng điều tiết gia vị các món ăn khiến chúng ngon lành và bổ dưỡng. Rau thơm còn có tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt. Ngoài ra còn mang lại nhiều lợi ích như bổ mắt, lợi khí, bổ não, kháng khuẩn, chống viêm…
Các bác sỹ đông y cho hay tinh dầu trong 6 loại rau này không chỉ là gia vị mà còn được xem là vị thuốc nam tốt bảo vệ sức khỏe. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và tác dụng chữa bệnh của từng loại.
Rau răm
Còn có tên gọi là thủy liễu, hương lục chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta caloten, vitamin C, vitamin E, flavonol giúp giải độc cơ thể và cải thiện hệ miễn dịch. Rau răm có vị cay, tính ấm, không độc dùng để chữa đau bụng, rắn cắn, trĩ, kích thích tiêu hóa, làm dịu tình dục… Thường khi làm thuốc người ta dùng tươi không qua chế biến.
Một số bài thuốc:
Trị tiêu hóa kém: 15 – 20g rau răm tươi cả thân rửa sạch vắt lấy nước.
Trị say nắng: rau răm kết hợp sâm bố chính + 30g gừng tươi, đinh lăng 16g, mạnh môn 10g đem sao vàng sắc với 600ml nước cô lại còn 300ml thì lấy ra sử dụng.
Cây rau mùi
Còn được gọi là ngò ta có vị cay, tính ấm, không độc giúp thông đại tiểu tiện. Trị các chứng sởi, phá mụn độc.
Một số bài thuốc:
Trị chứng kiết lị: 1 vốc hạt mùi sao vàng, tán nhỏ mỗi lần sử dụng 7 – 8g pha với nước ngày uống 2 lần. Nếu lị ra máu thì uống với nước đường, lị có đàm thì uống với nước gừng.
Trị lở loét miệng: kết hợp rau mùi với rau húng chanh, ngâm 2 loại rau với nước muối rồi nhai kỹ. Nuốt lấy nước rất có ích trong điều trị chứng nhiệt miệng.
Rau mùi tàu
Còn gọi là rau ngò tây, ngò tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc khử thấp nhiệt. Thanh uế, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa.
Một số bài thuốc:
Trị đầy hơi: rau mùi tầu 50g kết hợp với gừng tươi, rau thái dài 4cm gừng thái nhỏ. Thêm 500ml nước sắc tới khi còn lại 200ml rồi chia ra uống 2 lần/ngày.
Trị sốt nhẹ: mùi tàu 30g, thịt bò 50g, vài lát gừng tươi. Tất cả thái nhỏ thêm 500ml hầm đến khi thịt bò chín thêm chút tiêu, ăn nóng rồi đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Cây thìa là
Còn gọi là cây thời la, đông phong… trong đông y thìa là là một vị thuốc thông dụng. Hạt thìa là có vị cay, tính ấm, không độc giúp điều hòa món ăn, mạnh tì vị, tiêu trường trị đau bụng rất tốt.
Một số bài thuốc:
Lấy một nắm là thìa là với nước muối sao vàng đến khi thành bột. Khi dùng lấy bánh mì phết với bột trên ra ăn. Phương pháp này rất phù hợp với người đi tiểu không có chừng mực.
Trị sốt rét: những người đi rừng lâu ngày thường bị nhiễm sốt rét nguy hiểm. Để chữa chứng này dùng hạt thìa là tươi giã lấy nước uống.
Húng chanh
Hay còn gọi là cây rau tần vị chua the tính ấm có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và chữa các bệnh cảm cúm do vi khuẩn.
Một số bài thuốc:
Chữa hên suyễn: lá húng chanh 12g, lá tía tô 10g sắc lấy nước uống. Khi uống nên kiêng kị đồ ăn chiên xào, đồ uống lạnh, hải sản.
Chữa ho cho trẻ: húng chanh kết hợp với lá hẹ, mật ong cả 3 thứ mang lên hấp cho trẻ uống vừa sạch miệng lại tiêu đờm.
Chữa côn trùng đốt: lá húng chanh rửa sạch thái nhỏ hoặc nhai kỹ rồi đắp lên vùng bị vết thương. Rất công hiệu làm sạch vết thương chống nhiễm trùng.
Lá tía tô
Còn gọi là xích tô, tử tô, bạch tô toàn bộ cây tía tô đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Lá tía tô có vị cay tính ấm làm ra mồ hôi, tiêu đờm rất tốt. Qủa tía tô có tác dụng khử đờm, hen suyễn, tiêu thấp. Hạt tía tô chữa táo bón, mộng tinh.
Một số bài thuốc:
Trị cảm cúm, ho nặng: nấu cháo trắng rồi cho 10g tía tô vào ăn nóng. Đắp chăn kín cho ra mồ hôi bệnh sẽ khỏi.
Chữa ngộ độc: dùng 15g tía tô dã nát cho nước đun sôi uống nóng rất tốt. Bã xát vào chỗ mẩn ngữa hoặc có thể kết hợp với sinh khương 8g, gừng tươi 8g, cam thảo 4g đun với 400ml nước cô lại còn 200ml chia uống 3 lần/ngày.
Chữa táo bón: khoảng 15g hạt hẹ, 15g hạt tía tô giã nhỏ trộn với nhau lấy nước cốt nấu cháo rất tốt để chữa táo bón cho người già và người có thể trạng suy yếu.