Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh thường gặp nhiều nhất hiện nay. Nếu người bệnh chủ quan không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho cơ thể. Điểm hình như 6 biến chứng nguy hiểm dưới đây:
Viêm loét dạ dày tá tràng gây hẹp môn vị
Viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài có thể dẫn tới phù nề niêm mạc, tạo sẹo co kéo gây tình trạng chít hẹp khiến thức ăn khó đi qua môn vị, hành tá tràng. Khi bị hẹp môn vị, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau bụng, nôn mửa dữ dội, dịch nôn có mùi hôi. Khi hẹp môn vị tiến triển, người bệnh có triệu chứng đau thượng vị nhiều hơn với biểu hiện đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đồng thời, việc nôn mửa nhiều khiến người bệnh mất nước, mất cân bằng điện giải, dễ dẫn tới mệt mỏi và khó chịu. Nếu để lâu, bệnh nhân sẽ sụt cân nhiều, da xanh tái, cơ thể thường xuyên mệt mỏi;
Viêm loét dạ dày tá tràng dẫn đến xuất huyết tiêu hóa
15 – 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng từng bị xuất huyết tiêu hóa. Về nguyên lý, khi tình trạng viêm loét kéo dài, vết loét sẽ càng sâu, axit dạ dày càng làm bào mòn vết loét nhiều hơn, gây tổn thương các tế bào, mạch máu gây chảy máu vào ống tiêu hóa, dẫn tới triệu chứng nôn ra máu, đau bụng dữ dội vùng thượng vị, cơn đau có thể lan ra khắp bụng, bụng cứng, toát mồ hôi,… Trường hợp loét tá tràng, máu có thể chảy âm ỉ hoặc ồ ạt, người bệnh có thể đại tiện ra phân đen (mùi hôi hoặc tanh nồng) hoặc phân màu đỏ tươi. Tình trạng xuất huyết tiêu hóa nặng gây mất máu nhiều có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân
Thủng dạ dày là một trong những biến chứng nguy hiểm của Viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh nhân gặp biến chứng thủng dạ dày có triệu chứng đau bụng dữ dội đột ngột, bụng gồng cứng, có tình trạng sốc,… Nếu không được cấp cứu kịp thời, thủng dạ dày có thể dẫn tới viêm phúc mạc, dễ dẫn đến tử vong. Đặc biệt, biến chứng này có thể xảy ra rất đột ngột, khiến bệnh nhân và người nhà không kịp phản ứng;
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày tá tràng
Là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng vì có tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ ung thư hóa dạ dày gặp ở 5 – 10% bệnh nhân, chủ yếu ở người bị viêm loét trên 10 năm. Trường hợp phát hiện ung thư dạ dày sớm, thời gian sống thêm 5 – 10 năm của bệnh nhân khá cao. Tuy nhiên, vì dấu hiệu của bệnh thường không điển hình, dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày nên đa số người bệnh chủ quan, chỉ phát hiện bệnh khi đã bước sang giai đoạn muộn. Các dạng viêm loét tiền môn vị, môn vị, viêm loét bờ cong nhỏ, viêm loét hang vị dạ dày có nguy cơ biến chứng ung thư dạ dày cao hơn cả.
Các biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng kể trên đều rất nghiêm trọng, có thể cần can thiệp cấp cứu. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ các biến chứng trên, bệnh nhân nên đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán phát hiện bệnh.
Xem thêm: Thuốc Nexium Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD).
Xem thêm: Loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, cách điều trị và những điều cần biết