Mách bạn bí quyết bếp nhà hàng nhỏ tiện nghi và thông minh

Trong mỗi nhà hàng, bếp là một trong những khu vực được ưu tiên chú trọng đến trong thiết kế. Đối với các khu bếp nhà hàng nhỏ, việc thiết kế lại càng trở nên khó khăn hơn. Vậy làm thế nào để thiết kế bếp nhà hàng có diện tích nhỏ nhưng vẫn đầy đủ công năng và tiện nghi khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Trước khi bắt đầu thiết kế, bạn cần phải tính được diện tích bếp phù hợp với quy mô của nhà hàng. Theo đó, số m vuông tính trên mỗi người ăn ước tính khoảng 1.21m2. Cứ như vậy nhân theo số lượng khách mà nhà hàng có thể phục vụ và tính ra được diện tích bếp.

Ví dụ nếu nhà hàng của bạn có thể phục vụ 40 thực khách, chúng chúng ta cần 48.4 m2 diện tích lắp đặt nhà bếp. Như vậy diện tích khu bếp nhà hàng nhỏ này cần là khoảng 50m2.

thiết kế bếp nhà hàng nhỏ
Cần phải tính toán kỹ lưỡng diện tích tối thiểu của khu bếp phù hợp với quy mô của nhà hàng.

Thiết kế bếp nhà hàng có quy mô nhỏ

Dù diện tích bếp nhỏ hay lớn, chúng ta cần tuân thủ quy tắc bếp 1 chiều và những khu cần có cho một khu bếp hoạt động. Trong 1 căn bếp nhà hàng thường có 6 khu chức năng như: Khu lưu trữ; Khu chuẩn bị lạnh; Khu sơ chế; Khu bếp nấu; Khu phân phối ra thức ăn; Khu rửa.

Khu lưu trữ – khu bếp lạnh

Tính toán một chút, chúng ta sẽ thấy ngay:

Số người ăn tối đa khoảng 80 phần (40 phần ăn trưa, 40 phần ăn tối)

Do đó, lấy trung bình (60 thực khách) có thể sử dụng yếu tố 0.8m2 cho 10 thực khách.

Áp dụng con số này lên 60 phần, diện tích kho lưu trữ được ước tính như sau: 0.8 m2 x 6 = 4.8m2

Khi quyết định loại thiết bị bảo quản lạnh trong các nhà hàng nhỏ, chúng ta có thể lựa chọn giữa kho lạnh hay chọn tủ lạnh công nghiệp. Kho lạnh có lưu lượng không khí tốt hơn, chứa được nhiều hơn tủ, và dễ dàng lấy thức ăn.

Tuy nhiên ở những khu bếp nhỏ sẽ thích hợp chọn tủ lạnh hơn. Nhiều loại tủ lạnh công nghiệp khác nhau với nhiệt độ khác nhau thích hợp cho từng thực phẩm khác nhau: thịt, cá, rau, các sản phẩm từ sữa…

Nhưng dù có chọn kho lạnh hay tủ lạnh, chúng ta cần trang bị thiết bị đông lạnh, tủ đông công nghiệp. Tùy thuộc vào số lượng thực phẩm mà chúng ta chọn dung tích tủ đông phù hợp. Vì tủ đông sẽ giúp chúng ta bảo quản thực phẩm lâu hơn.

Nếu chúng ta dành ¼ diện tích trang bị thiết bị đông lạnh. Thì chúng ta cần diện tích bề mặt 3.6 m2 cho khu vực lạnh và 1.2 m2 cho khu vực tủ đông.

Khu chuẩn bị thực phẩm lạnh

Là nơi chuẩn bị các món ăn lạnh mà không cần qua khu nấu ăn như: salad, món thịt nguội,… Khu bếp nhỏ thì thường là các món tráng miệng.

Khu vực này nên tách biệt và các xa trung tâm làm việc để duy trì nhiệt độ thích hợp 18 độ C. Tách biệt với những thực phẩm tươi sống, cần qua khu nấu. Ở đây, ta nên trang bị tủ lạnh công nghiệp, bàn lạnh salad, kệ thanh, kệ phẳng, bàn soạn thức ăn inox, chậu rửa công nghiệp và chậu rửa nhỏ inox.

Khu sơ chế

Là khu cắt gọt vỏ, cắt, tỉa các loại củ, nhặt rau,… tốt nhất nên đặt gần khu nấu ăn. Thiết bị sử dụng khu này thường là chậu rửa công nghiệp (chậu rửa inox), bồn rửa lớn, kệ treo tường, bàn inox, thùng rác, các vật dụng dao cắt, kéo, máy cắt thái lát nhỏ…

Khu chế biến thức ăn

Với diện tích khu bếp nhỏ, giải pháp tốt nhất đó là bếp được đặt sát vách tường. Nên bổ sung 1 lò nướng kết hợp với bếp.

Cần phải lắp đặt hệ thống hút khói, hút mùi. Tất cả các loại bếp từ bếp Á, bếp Âu, lò nướng,… nên đặt theo 1 khối dễ dàng lắp đặt và vận hành.

thiết kế bếp ăn công nghiệp
Khu chế biến thực phẩm cần phải sạch sẽ và có đầy đủ các dụng cụ cần thiết.

Thiết bị nấu nướng nên phù hợp các món ăn trong thực đơn của nhà hàng. Một số giải pháp gợi ý kết hợp bạn có thể tham khảo:

  • Một nồi + 4 lò bếp Á: Giải pháp này khá linh hoạt, nó cung cấp món súp, món hầm, … Bếp á sẵn sàng chuẩn bị các món chiên, món sốt khác nhau, …
  • Bếp Âu + bếp chiên phẳng có rãnh sọc: phục vụ món thịt nướng và cá như: thịt heo nướng, bít tết, thịt bò, cá, tôm, …
  • Lò nướng: có thể trang bị hoặc không. Tùy vào thực đơn của nhà hàng.
  • Chiên nhúng: dung tích tầm 15L, thực hiện các món chiên như gà, thịt heo.

Khu ra thức ăn chuẩn bị phục vụ

Như đã trình bày ở trên, chúng ta trang bị thêm lò nướng, lò vi sóng để làm nóng thức ăn nhanh chóng nếu cần thiết ở khu này trước khi ra thức ăn tại bàn.

Khu này sẽ được trang bị bàn, tủ, kệ,… đặt các món ăn từ phòng lạnh và khu nấu. Chuẩn bị chia thức ăn để phục vụ khách.

Khu rửa

Khu vực này cần phải trang bị chậu rửa lớn để rửa sạch lượng chén dĩa, dụng cụ nhà bếp cùng với kệ để cất giữ, giỏ đựng, dụng cụ nhà bếp. Có thể trang bị thêm máy rửa chén, giúp tiết kiệm nhân công và thời gian hiệu quả hơn.

thiết kế khu rửa dụng cụ bếp
Khu vực này cần phải trang bị chậu rửa lớn để rửa sạch tất cả các dụng cụ chế biến và chứa đựng thức ăn.

Trên đây là kinh nghiệm thiết kế bếp nhà hàng nhỏ đơn giản. Để có được 1 không gian tiện nghi và thông minh, tốt nhất bạn nên nhờ đến 1 đơn vị để thiết kế thi công chuyên nghiệp hơn. Bằng chính kinh nghiệm và chuyên môn cao, Binba Décor là đơn vị chuyên thiết kế thi công và cung cấp các thiết bị bếp nhà hàng. Chúng tôi chắc chắn sẽ làm hài lòng ngay cả vị khách khó tính nhất.

>>>Tham khảo thêm chi tiết các dịch vụ của Binba Décor tại: https://binbadecor.com.vn/chi-tiet-dich-vu/thiet-ke-va-thi-cong-bep-nha-hang/