Chữa dứt điểm bệnh đau lưng với lá lốt

Căn bệnh đau lưng tưởng nhỏ nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày. Nếu để lâu hoặc chữa sai phương pháp sẽ trở thành bệnh mãn tính rồi biến chứng thành nhiều bệnh lý xương khớp khác, gây đau nghiêm trọng, muốn chữa khỏi phải có cách chữa bệnh lâu dài và phức tạp hơn. Trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cây lá lốt là cách điều trị đơn giản mà mang lại hiệu quả cao.

Lá lốt chữa đau lưng tác dụng như thế nào ?

Lá lốt là một loại lá rất quen thuộc cũng như dễ tìm, được các bà nội trợ sử dụng như một loại lá để tạo ra món ăn ngon cho cả gia đình.

Nhưng trong y học cổ truyền thì lá lốt chữa đau lưng ở nam giới hay phụ nữ rất tốt. Vì lá lốt có vị nồng, tính ấm, hơi the nên có tác dụng làm giảm đau xương khớp, ấm bụng, trừ lạnh, chữa đau thắt lưng, đầy hơi, khó tiêu, nôn mửa, kháng khuẩn, chống viêm. Do đó chữa bằng lá lốt đã mang đến cho người bệnh một giải pháp hữu hiệu.

Ông bà ta thường hay sử dụng lá lốt để chữa bệnh kèm theo với các loại lá khác như lá ngải cứu, rễ bưởi, vòi voi. Bằng cách cho vào ấm sắc lấy nước để uống.

Chữa đau lưng bằng lá lốt đã được ông cha ta tìm tòi, sáng tạo và lưu truyền cho tới ngày nay. Ưu điểm của cách làm này là rẻ tiền, dễ áp dụng, dễ làm. Tuy nhiên, đây là thuốc từ thảo dược nên yêu cầu người bệnh bị đau nhói thắt lưng phải kiên trì thực hiện từ 15-20 ngày mới cho thấy được hiệu quả rõ rệt .Các cách chữa bằng lá lốt sau đây, sẽ giúp người bệnh có thêm kinh nghiệm để áp dụng chữa bệnh.

Lá lốt chữa đau lưng rất hiệu quả
Lá lốt chữa đau lưng rất hiệu quả

Chữa đau lưng bằng lá lốt với các bài thuốc uống

Lá lốt, rễ cỏ xước, dây chìa vôi, rễ quýt rừng, hoàng lực, đơn gối hạc: Tất cả các nguyên liệu trên cho vào nồi sắc lấy nước dùng để uống trong ngày.

Lá lốt, tục đoạn, tầm gửi: Bạn hãy lấy các nguyên liệu như tục đoạn, lá lốt, cây tầm gửi mang đi sắc lấy nước để uống.

Lá lốt, cẩu tích, cỏ xước, rễ quýt rừng, hy thiêm, thiên niên kiện, cà gai leo: Cho vào nồi sắc lấy nước để uống trong ngày.

Rễ lá lốt, rễ cây vòi voi, rễ cây bưởi và rễ cây cỏ xước: bạn hãy lấy tất cả nguyên liệu trên đi rửa sạch, rồi sao vàng, sắc lấy nước để uống trong ngày. Một thời gian kiên trì sử dụng, người bệnh sẽ thấy những triệu chứng đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Lá lốt dùng để uống: Lấy một nắm lá lốt tươi, mang đi rửa sạch, rồi mang đi sắc lấy nước dùng để uống trong ngày.

Có rất nhiều bài thuốc đắp và chườm lá lốt lên vùng lưng bị đau, hãy tìm hiểu ngay sau đây nhé:

Lá lốt và ngải cứu: Lấy lá lốt và ngải cứu mang đi rửa sạch sau đó gãi nát, cho thêm một ít dấm, sau đó mang đi xào nóng trên chảo, có thể đắp trực tiếp vào vùng bị đau, hoặc cho vào túi vải để chườm vào vùng lưng bị đau.
Lá lốt, cây chó đẻ, ngải cứu: Lấy các loại cây lá lốt, cây ngải cứu, cây chó đẻ mang đi rửa sạch, để cho ráo nước, cho vào giã nát, sau đó cho vào chảo xào nóng. Rồi lấy một cái túi cho hỗn hợp lá ngải cứu, lá lốt, cây chó đẻ vào chườm lên vùng lưng bị đau.
Lá lốt: Bạn hãy lấy lá lốt tươi, giã nhỏ , sau đó cho một ít muối vào xào nóng. Bạn hãy lấy lá lốt vừa xào xong cho vào đắp một túi vải nhỏ, dùng để chườm vào vùng lưng bị đau.

Bài thuốc xoa bóp bằng lá lốt

Lá lốt chữa bệnh đau lưng
Lá lốt chữa bệnh đau lưng

Rễ lá lốt ngâm rượu: Hãy lấy 300g rễ cây lá lốt, mang đi rửa sạch, sau đó cho vào ngâm với 2 lít rượu trắng 45 độ khoảng từ 20-30 ngày là có thể dùng được.. Rượu rễ lá lốt dùng để xoa bóp vào vùng lưng bị đau, xoa bóp dọc theo cột sống lưng, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng, để cho rượu ngấm sâu vào da. Chú ý không bôi lên vết thương hở. Với cách này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện hàng ngày, thì mới có hiệu quả.

Các món ăn từ lá lốt chữa đau lưng hiệu quả

Ngoài ra người bệnh cũng có thể chữa đau lưng bằng lá lốt từ chính những món ăn bằng lá lốt ngay trong bữa ăn hàng ngày của gia đình mình hoặc tiến hành thực hiện bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng. Về các món ăn, có thể kể đến các món ăn làm từ lá lốt như chả lá lốt, bò xào lá lốt, lá lốt rán trứng, bò nướng lá lốt.Vừa ngon miệng, lại vừa bổ dưỡng, đặc biệt lại là một món ăn dùng để chữa bệnh, thật là một cách tuyệt vời.

Những công dụng khác của cây lá lốt

Là một loại cây rất thân thuộc nên lá lốt có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài công dụng với bệnh đau lưng và xương khớp ra, cùng điểm tên 7 tác dụng nổi bật của cây lá lốt ngay sau đây nhé

Chữa đau bụng do nhiễm lạnh: do có vị ấm nóng nên lá lốt được dùng để chữa đau bụng do nhiễm lạnh rất tốt. Lấy 20g lá lốt tươi, đun với 300ml nước cho tới khi còn lại khoảng 100 ml thì dừng, cho ra bát uống khi còn nóng, tốt nhất nên uống trước bữa ăn. Uống liên tục 2 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: chọn khoảng 20 lá lốt tươi đem giã lấy nước uống, bã lá lốt đem đun với nước để ngâm tay. Thực hiện đều đặn ngày 2 lần, trong vòng 1 tuần sẽ thấy được hiệu quả.
Trị mụn nhọt, mưng mủ, nhiều ngày không khỏi: Lá lốt, tía tô, lá chanh, lá ráy mỗi vị 15g đem giã nhỏ, đắp lên chỗ bị mụn. Làm liên tục trong vòng 3 ngày sẽ thấy tác dụng bất ngờ.

Chữa phù thũng do suy thận: lá lốt 20g, cà gai leo, rễ tầm gai, lá đa lông, cây mã đề, rễ mỏ quạ mỗi vị 10g.Làm sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi đem sắc với 500ml nước cho tới khi còn 150ml thì dừng, uống trong ngày, liên tục 4-5 ngày sẽ thấy tình trạng phù thũng giảm đáng kể.
Chữa viêm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: lá lốt 50g, nghệ vàng 40g, phèn chua 20g. Cho các nguyên liệu trên đun với 1l nước. Sau khi sôi 10 phút thì chắt lấy 1 bát nước để rửa âm đạo, phần còn lại tiếp tục đun rồi để ngâm hoặc xông hơi cũng rất tốt.
Chữa viêm tinh hoàn: Nam giới bị viêm tinh hoàn hãy áp dụng bài thuốc sau: lá lốt , bạch truật, lệ chi mỗi vị 12g, bạch linh, trần bì mỗi loại 10g, sinh khương 12g, phòng sâm 6g, sơn thù 6g, hòa kỳ 5g, cam thảo 5g. Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc với 600 ml nước cho tới khi còn lại 200ml thì thôi, chia nhỏ làm nhiều phần uống trong ngày.
Chữa viêm xoang, nước mũi đặc: Lá lốt rửa sạch, vò nát rồi nhét vào mũi, để một thời gian. kiên trì thực hiện ngày 1-2 lần một thời gian bệnh sẽ thuyên giảm.
Chú ý : những cách làm này không phải ai cũng hợp bởi còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng

Xem thêm: Những bài thuốc chữa bệnh hay từ cây đu đủ ít người biết