Những điều bạn cần lưu ý khi kinh doanh nhà hàng nhượng lại

Bạn chọn hình thức kinh doanh nhà hàng nào để bắt đầu sự nghiệp của mình? Kinh doanh nhà hàng nhượng là đang là hình thức kinh doanh mà nhiều người khởi nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, mô hình này có những đặc điểm và lưu ý riêng. Bạn cần tìm hiểu thật kĩ trước khi quyết định kinh doanh nhé! Bài viết dưới đây sẽ mách cho bạn một số lưu ý khi kinh doanh nhà hàng nhượng lại.

Ưu điểm khi chọn kinh doanh nhà hàng nhượng lại

Việc mua lại những nhà hàng đã kinh doanh có ưu điểm là: Nhà hàng đã đi vào hoạt động thực tiễn và đã được kiểm chứng qua thị trường những ưu điểm và hạn chế của mình. Dựa trên đó, bạn có thể đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp, hơn nữa cả ngân hàng, chủ cũ (hoặc bất cứ ai sở hữu thiết bị) đều mong muốn thanh lý bớt thiết bị còn lại. Họ sẵn sàng thương lượng lại với bạn với cái giá tốt hơn nếu như bạn đồng ý.

kinh doanh nhà hàng
Nhà hàng đã đi vào hoạt động thực tiễn và đã được kiểm chứng qua thị trường những ưu điểm và hạn chế của mình.

Tuy nhiên, trước khi ký bất cứ giấy tờ nào, hãy tự hỏi tại sao nhà hàng này lại phải đóng cửa. Tùy thuộc vào giá thương lượng cuối cùng, việc mua nhà hàng có sẵn sẽ rẻ hơn so với việc bắt đầu một nhà hàng mới.

Tìm hiểu nguyên nhân nhà hàng lại sang nhượng

Có phải vấn đề nằm ở địa điểm? Hay dịch vụ chưa đủ tốt? Hay thức ăn chưa đủ ngon? Thiết kế nhà hàng không đẹp? Hoặc đôi khi là tất cả vấn đề trên? Nếu chủ sở hữu trước đã nhượng lại cho chủ nhà thì bạn sẽ không thể biết được lý do thực sự.  Hãy cố gắng tìm được thông tin của chủ quán cũ. Còn nếu giao dịch được thực hiện trực tiếp với chủ cũ, cũng chưa chắc họ sẽ tiết lộ sự thật cho bạn. Cố gắng xác định lý do khiến chủ cũ nhượng lại nhà hàng ( có thể là lý do khách quan, hoặc chủ quan) sẽ giúp bạn không đi vào vết xe đổ.

kinh doanh nhà hàng
Có phải vấn đề nằm ở địa điểm? Hay dịch vụ chưa đủ tốt? Hay thức ăn chưa đủ ngon? Thiết kế nhà hàng không đẹp? Hoặc đôi khi là tất cả vấn đề trên?

Xác định hướng thiết kế và sửa chữa tổng thể nhà hàng

Bạn cần kiểm tra toàn bộ không gian nhà hàng. Khu vực nào hư hỏng, thiết kế nhà hàng không hợp lí, hoặc thay đổi ý tưởng thiết kế nhà hàng thì bạn ghi chú lại, dự trù chi phí. Phần nhất định phải có trong kế hoạch kinh doanh của bạn là một bản ngân sách đầy đủ, chi tiết, trong đó lưu lại tất tần tật những gì bạn cần phải chi tiêu và đầu tư. Nếu bạn đang lên kế hoạch cải tạo lại toàn bộ nhà hàng cũ thì bạn biết rõ mình cần bao nhiêu chưa? Những điều này nên được tính vào vốn khởi nghiệp ngay từ ban đầu.

kinh doanh nhà hàng
Bạn nên tìm hiểu và thiết kê nhà hàng bắt kịp xu hướng hiện đại, sở thích thị hiếu khách hàng
kinh doanh nhà hàng
Vật dụng nội thất được thiết kế và trang bị đảm bảo chất lượng, độ bền và phù hợp với phong cách thiết kế chung của nhà hàng.

>>>Tìm hiểu thêm: thi công nhà hàng

Xác định lại đối tượng mục tiêu khi kinh doanh nhà hàng

The thời báo Wall Street và Washington từng tuyên bố: cuộc suy thoái kinh tế có thể diễn ra bất cứ lúc nào, người tiêu sẽ thắt chặt chi tiêu, nhưng ăn uống là nhu cầu cơ bản của con người, họ không thể không chi tiêu. Đây là một điểm mà những người làm trong ngành dịch vụ ăn uống có thể tận dụng, và đánh đúng đối tượng mục tiêu. Ví như nhà hàng của bạn là nơi dành cho gia đình với phong cách ấm cúng, giản dị, việc đưa ra các chương trình khuyến mãi “Bữa tối miễn phí cho trẻ nhỏ” có thể tăng doanh thu của bạn vào giữa tuần.

kinh doanh nhà hàng
“Cuộc suy thoái kinh tế có thể diễn ra bất cứ lúc nào, người tiêu sẽ thắt chặt chi tiêu, nhưng ăn uống là nhu cầu cơ bản của con người, họ không thể không chi tiêu.”

Kiểm tra các vấn đề pháp lí của nhà hàng

Ngay cả khi nhà hàng cũ có giấy phép hợp pháp, với tư cách là chủ mới, bạn vẫn phải trải qua một loạt các cuộc kiểm tra khác nhau và xin giấy phép mới. Hãy tìm hiểu kỹ càng các tiêu chuẩn cần thiết của một nhà hàng và đảm bảo rằng “đứa con tinh thần” của bạn vượt qua tất cả. Nếu không, việc dời lại ngày khai trương hoặc chi tiền nhiều hơn sẽ chẳng phải là chuyện khó hiểu.

Những lưu ý khi kinh doanh nhà hàng nhượng lại đã được chia sẻ đến bạn. Chúng tôi hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Chúc cho sự nghiệp của bạn thành công!