7 công dụng chữa bệnh của đỗ trọng

Đỗ trọng là một loại cây thân gỗ sống lâu năm, cây cao từ 15 – 20 mét, đường kính 55 – 60cm. Cành mọc chết, tán cây hình tròn, vỏ màu xám, lá mọc cách hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục, lá xanh có răng cưa. Mặt trước màu xanh đậm, nhẵn bóng, mặt trước màu xanh nhạt có lông tơ. Lúc già thì nhẵn bóng không còn lông, cuống lá có rãnh cây đực và cây cái khác nhau rõ ràng.

Tương truyền thời vua Minh Mạn có chàng trai vừa cưới vợ khả năng chăn gối mất hẳn, xương khớp rệu rạo khó di chuyển chữa trị khắp nơi không khỏi. Sau khi được hoa đà bấm mạch phát hiện thận hư do dâm dục quá sức liền cho uống đỗ trọng. 07 ngày sau đi lại bình thường khả năng giường chiếu cũng dần cải thiện.

công dụng chữa bệnh của đỗ trọng

7 công dụng chữa bệnh của đỗ trọng

Rễ và thân có chất keo màu trắng bạc như tơ, bẻ thân và lá ra thấy có những sợi nhựa. Theo đông y đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay tính ấm không có độc. Đỗ trọng có khả năng hạ cholesterol, giúp tăng lưu lượng máu của động mạch vành. Ngoài ra còn có tác dụng chống co giật và giảm đau, vị thuốc này còn làm tăng tính miễn dịch của cơ thể.

Thực nghiệm chứng minh nó có khả năng điều chính chức năng của tế bào. Lá, thân và rễ có tác dụng như nhau. Sau đây là các bài thuốc từ đỗ trọng.

  • Trị mồ hôi trộm: đỗ trọng, mẫu lệ 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 15g với nước trước khi đi ngủ.
  • Trị cao huyết áp: đỗ trọng, hoàng cầm, hạ khô thảo. Mỗi thứ 20g sắc với 500ml nước còn 300ml chia làm 2 lần uống.
  • Trị phong lạnh làm tổn thương thận, gây đau lưng, đau cột sống: đỗ trọng 640g xắt nhỏ sao với 2 thang rượu. Ngâm trong 10 ngày mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 muỗm canh.
  • Trị đau thắt lưng do thận hư: Đỗ trọng đơn sâm mỗi thứ 12g, xuyên khung 6g, quế tâm 4g, tế tân 6g. Ngâm với ½ lít rượu trong 10 ngày. Mỗi lần sử dụng 1 muỗng cà phê.
  • Trị bệnh dời leo: lấy mủ cây đỗ trọng từ cành bôi vào chỗ bị dời leo. Sau 2 ngày vết dời leo sẽ tự động khô miệng và khỏi sau một tuần.
  • Vết thương hở: đối với vết thương nhỏ có thể dùng mủ cây đỗ trọng đắp lên sẽ có tác dụng cầm máu, sát trùng rất tốt.

Đỗ trọng ngâm rượu bổ thận

Nguyên liệu: ba kích tím 100g, đỗ trọng 100g, ngưu tất 70g, 3 lít rượu trắng

công dụng chữa bệnh của đỗ trọng

Ba kích: có vị cay ngọt tác dụng chủ đạo phong tà khí, cường gân cốt, an ngũ tạng, ích khí, ích tinh, bổ ngũ lao, trừ các loại phong…

Đỗ trọng: có tác dụng hạ huyết áp, nước sắc và rượu đều có tác dụng hạ áp. Nước sắc đỗ trọng sao tốt hơn đỗ trọng sống. Vì thế phơi khô vào sao vàng trước khi ngâm rượu sẽ có tác dụng tốt hơn.

Ngưu tất: một số nghiên cứu chỉ ra ngưu tất sao rượu có tác dụng thúc đẩy tổng hợp protein, hạ huyết áp, lợi tiểu, hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan, hạ cholesterol  trong máu…

Bài thuốc ngâm rượu 3 vị trên rất tốt cho sức khỏe, đặc trị các bệnh về xương khớp, thoái hóa đốt sống lưng cổ… Rượu ngâm sau 06 tháng có thể lấy ra sử dụng, ngày uống 02 ly có thể sử dụng cho mọi đối tượng ngoại trừ trẻ em dưới 13 tuổi.