Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh không chỉ xuất hiện ở người già mà ngày càng tăng dần ở giới trẻ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ giúp bạn nhanh chóng điều trị kịp thời và tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi thường gặp

Đột quỵ là tình trạng rối loạn tuần hoàn não, gây ra tổn thương não do thiếu máu hoặc chảy máu. Tuy nhiên, để xác định dấu hiệu bệnh thì ở người trẻ tuổi lại có các dấu hiệu đột quỵ khác so với người lớn.

Dưới đây là một số dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ:

Các-dấu hiệu đột quỵ ở giới trẻ thường gặp nhất.
Các-dấu hiệu đột quỵ ở giới trẻ thường gặp nhất.
  • Khuôn mặt bị mất cân đối: nhân trung bị lệch và nửa bên mặt bị chảy xệ .
  • Khó nói hoặc hiểu ngôn ngữ: Đột ngột không nói được, giọng nói bị thay đổi, khó khăn trong việc phát âm, người bệnh nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói và nói ngọng một cách bất thường.
  • Đau đầu: Đau đầu cũng là một dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ, đặc biệt là cơn đau đầu này được mô tả là đau đột ngột và có tính nghiêm trọng.
  • Mất cân bằng: Mất cân bằng hoặc khó đi lại cũng có thể là một dấu hiệu của đột quỵ ở người trẻ.
  • Thị lực bị ảnh hưởng: Đột ngột giảm thị thực, có thể ở một mắt hoặc cả hai bên mắt, hoặc đột ngột bị hoa mắt.
  • Suy giảm cảm giác hoặc vận động: Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân, thường bị một bên của cơ thể.

Khi phát hiện các dấu hiệu của đột quỵ ở người trẻ, bạn cần ngay lập tức gọi đến dịch vụ xe cấp cứu để chuyển người bệnh đến bệnh viện và thực hiện các biện pháp sơ cứu đột quỵ cho người bệnh ngay nhé.

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả

  • Bệnh đột quỵ là một căn bệnh rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Tuy nhiên, để phòng ngừa bệnh đột quỵ ở giới trẻ hiệu quả, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau:
  • Tập thể dục thường xuyên có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ bằng cách giúp giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm áp lực máu.
  • Hạn chế lạm dụng thuốc lá và đồ uống có cồn: Việc tiếp xúc với thuốc lá và đồ uống cồn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và đầy đủ chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe giúp người trẻ giảm được các nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
  • Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh đột quỵ. Vì vậy, đảm bảo kiểm soát huyết áp đều đặn là rất quan trọng để phòng ngừa bệnh đột quỵ.
  • Nếu người trẻ đang mắc phải bệnh tiểu đường, tăng cholesterol máu và béo phì thì cần phải điều trị sớm, bởi đây đều là các yếu tố nguy cơ gây bệnh cao.

Hơn nữa, để phòng ngừa bệnh đột quỵ tối ưu nhất, ngoài việc duy trì một lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học, các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh nên hỗ trợ bổ sung thuốc chống đột quỵ để ngăn ngừa hình thành xuất hiện cục máu đông, giảm các cholesterol độc hại trong máu, giảm huyết áp và làm giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ,…

Bổ sung các loại thuốc chống đột quỵ giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh đột quỵ hiệu quả nhất.
Bổ sung các loại thuốc chống đột quỵ giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh đột quỵ hiệu quả nhất.

Bạn có thể cần tìm hiểu >> Top 10 loại TPCN, thuốc chống đột quỵ tốt nhất, được bác sĩ khuyên dùng

Trên là những chia sẻ về các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ, hi vọng qua đó bài viết đã cung cấp cho bạn được nhiều thông tin bổ ích để biết cách phòng ngừa hiệu quả bệnh đột quỵ tốt nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn: Nhà thuốc Việt

 

Xem thêm:

Các bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ có hiệu quả cao

Tác hại của thuốc lá điện tử đối với cơ thể là gì