Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không

Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu có rất nhiều trăn trở về tình hình phát triển của con trong bụng mẹ nên rất nôn nóng muốn đi siêu âm để được nhìn thấy con, chính vì vậy mẹ thường đặt ra câu hỏi: đi siêu âm thai nhiều có tốt không hay siêu âm bao nhiêu lần là đủ và cần lưu ý điều gì khi thực hiện siêu âm thai? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ý nghĩa của việc đi siêu âm thai

Bằng việc sử dụng đầu dò với tần số cao để thu lại hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ, đây là một phương pháp không xâm lấn giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng phát triển của bào thai, phát hiện các bất thường của thai kỳ thông qua các chỉ số thu được hiển thị trên màn hình, nhằm cập nhật và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Hiện nay siêu âm thai là một hình thức thăm khám khá phổ biến ở hầu hết các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh. Tuy chưa có nghiên cứu chỉ ra mức độ ảnh hưởng của siêu âm tới sức khỏe thai phụ và thai nhi nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyên các mẹ chỉ cần khám thai định kỳ theo các mốc thời gian cần thiết chứ không nên quá lạm dụng việc đi siêu âm thai.

2. Đi siêu âm thai nhiều có tốt không?

Để trả lời cho thắc mắc của nhiều thai phụ là đi siêu âm thai nhiều có tốt không, như chúng tôi đã đề cập ở trên, việc siêu âm thai là vô cùng phổ biến và thậm chí có khá nhiều người mẹ vì lo sợ sẽ xảy ra biến chứng thai kỳ hay tò mò về tình trạng của con nên đã lạm dụng việc đi siêu âm thai một cách thường xuyên và không khoa học. Trong cả chu kỳ, nhiều người mẹ trung bình siêu âm từ 9 – 10 lần hay có người mang thai ở tuần thứ 20 nhưng số lần thực hiện siêu âm lại lên tới con số 14 – 15 lần. Điều này diễn ra phổ biến ở Việt Nam ngay cả khi sức khoẻ của mẹ và bé hoàn toàn bình thường.

Đi siêu âm thai nhiều có tốt không

Đi siêu âm thai nhiều có tốt không là điều nhiều người mẹ lo lắng khi sóng âm có thể gây hại cho thai nhi khi thực hiện nhiều lần

Theo các chuyên gia y tế nhận định: trên thực tế chưa có cơ sở chứng minh rằng siêu âm có hại cho cả mẹ và bé, nhưng việc lạm dụng siêu âm nhiều lần là không nên, thậm chí còn gây hại cho tâm lý của mẹ khi phải hồi hộp kiểm tra sức khoẻ quá nhiều lần, những rủi ro khi đi lại và gây lãng phí cả về thời gian lẫn tiền bạc của ba mẹ. Nếu thực hiện siêu âm ở mức độ vừa phải trong các giai đoạn thai kỳ quan trọng thì sóng siêu âm hoàn toàn không có hại cho mẹ và bé.

3. Các mốc thời gian quan trọng để tiến hành siêu âm thai

Có 3 giai đoạn đánh dấu sự phát triển quan trọng của bé, đó là thời điểm 3 tháng đầu chu kỳ, 3 tháng giữa chu kỳ và 3 tháng cuối chu kỳ, tương ứng với tuần thai thứ 12 – 14, tuần thai thứ 22 – 24 và khi bé được 32 – 34 tuần tuổi.

Khi thai nhi được 12 – 14 tuần tuổi

Đây là thời điểm siêu âm giúp bác sĩ có thể phân tích đánh giá được các bất thường lớn của thai, đo chiều dài đầu mông để xác định tuổi thai xem bé đã được bao nhiêu tuần tuổi, từ đó dự kiến ngày mẹ sẽ lâm bồn. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ kiểm tra được độ mờ da gáy ở thai và phát hiện sớm hội chứng Down ở trẻ và kết hợp các xét nghiệm cần thiết khác.

Đi siêu âm thai nhiều có tốt không

Chu kỳ phát triển của thai nhi

Khi mẹ bầu được 22 – 24 tuần

Lúc này thai nhi đã phát triển hoàn thiện các bộ phận cơ thể nên có thể nhìn thấy rõ hình thái thai nhi và xác định sớm các dị tật ở thai nhi nếu có như thiếu ngón tay, chân, hở hàm ếch,…

Khi bé đã được 32 – 34 tuần tuổi

Thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện một số dấu hiệu bất thường ở các cơ quan như tổn thương não, tim cũng như mạch máu,… Bên cạnh đó siêu âm giai đoạn này sẽ xác định cân nặng thai nhi, tình trạng dây rốn, nước ối, nhau thai, bé nằm ngược hay xuôi và dự kiến ngày sinh của mẹ, hình thức sinh phù hợp với thể trạng của mẹ như sinh thường hay sinh mổ.

Đi siêu âm thai nhiều có tốt không

Mẹ bầu nên đi siêu âm theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ

4. Mẹ bầu cần lưu ý điều gì khi đi siêu âm thai?

Trước khi đi siêu âm thai mẹ bầu nên tham khảo trước cơ sở siêu âm phù hợp và thuận tiện với nơi ở hiện tại. Trước lúc tiến hành siêu âm mẹ bầu không nhất thiết phải nhịn ăn nhưng nên uống nhiều nước để bàng quang căng hơn trong trường hợp thai nhi dưới 10 tuần tuổi, từ đó giúp hình ảnh thu về được rõ nét và dễ quan sát.

Bên cạnh siêu âm, trong một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm cần thiết để bao quát được tình trạng sức khoẻ của mẹ. Đối với những thai phụ mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh về huyết áp, tim mạch,… số lần thăm khám cũng như siêu âm có thể nhiều hơn bình thường vì phòng những biến chứng phức tạp có thể xảy ra trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần lưu ý tới chế độ ăn và chăm sóc bản thân thật kỹ. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng và chăm chỉ vận động nhẹ nhàng để hai mẹ con đều được khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần mẹ nhé!

Đi siêu âm thai nhiều có tốt không

Các chị em nhớ bổ sung các dưỡng chất cần thiết khi đang mang bầu nhé!

Như vậy, bài viết đã đưa ra những giải đáp về việc liệu đi siêu âm nhiều có tốt không và một số điều mẹ bầu cần lưu ý trong quá trình mang thai cũng như đi siêu âm. Việc siêu âm thai định kỳ theo hướng dẫn bác sĩ là rất tốt, mẹ bầu tránh lạm dụng quá nhiều phương pháp này để làm ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi.