Lá vối là loại lá dân dã thường được biết đến bằng việc đun nước để uống lại ẩn chứa rất nhiều những công dụng tuyệt vời tốt cho sức khỏe. Cụ thể lá vối chữa được bệnh gì? Cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
Vì sao cây vối có tác dụng chữa bệnh?
Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Một số cách pha nước vối
Nước lá vối tươi: Là loại nước phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Dùng 5-7 lá tươi sau khi hái sẽ được rửa sạch (hơ qua lửa nóng để lá vối héo lại khi pha nước uống không bị ngái) và cho vào hãm với nước sôi để uống như uống nước chè.
Nước lá vối khô: Lá vối được phơi khô để giúp bảo quản dễ dàng hơn so với lá vối tươi. Cách sử dụng cũng tương tự giống như lá tươi, cũng cho nước sôi vào để hãm uống hàng ngày như uống trà.
Nước từ nụ vối: Nụ vối mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh không thua kém gì so với lá vối tươi hoặc khô. Nụ vối được thu hái cẩn thận, đem đi rửa sạch rồi phơi khô, sau đó cũng được hãm bằng nước sôi để pha uống với tỷ lệ khoảng 20g cho 1 ấm trà.
Tác dụng của lá vối trong đời sống và trong y học
Giải khát
Nước lá vối dễ uống, có mùi thơm dịu nên được mọi người sử dụng làm loại nước giải khát vào ngày hè.
Khi sử dụng nước vối hay nước trà xanh, cơ thể chỉ đào thải khoảng 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được loại bỏ từ từ, giúp cơ thể duy trì lượng nước nhiều và lâu hơn chỉ uống nước lọc.
Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Trong nước lá vối có chứa một hàm lượng chất oxy hóa cao, khi sử dụng nước vối như loại thảo mộc uống hàng ngày với liều lượng thích hợp, có thể giúp cơ thể bạn duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định. Có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hạn chế biến chứng của bệnh.
Hỗ trợ trị bệnh ngoài da
Lá vối còn được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị ghẻ, lở, mụn nhọt, có tác dụng hiệu quả với các bệnh ngoài da. Bạn chỉ cần dùng lá vối tươi hoặc khô mang đi nấu lấy nước đặc, có thể tạo thành một loại dung dịch sát khuẩn hữu hiệu.
Cải thiện tiêu hoá
Sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút, bạn có thể đun một bình nước lá vối để sử dụng, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lá vối còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa trạng thái đầy bụng, khó tiêu.
Giảm triệu chứng viêm đại tràng
Ngoài ra trong lá vối có chứa các tanin có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột và các tinh dầu có tính kháng khuẩn, giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh hơn, bảo vệ niêm mạc đại tràng cực kì hữu hiệu.
Các kháng sinh thực vật được tìm thấy trong lá vối có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại có thể nhắc đến như: Salmonella, Streptocous,… giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bệnh đại tràng.
Hỗ trợ điều trị gout
Tiêu thụ quá nhiều chất đạm sẽ khiến cơ thể không chuyển hoá hết acid uric – nguyên nhân gây ra tình trạng sưng đỏ, đau nhức của bệnh gout.
Theo Đông y, lá vối có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, hỗ trợ tiêu hoá rất tốt. Tiêu thụ loại lá này thường xuyên giúp cơ thể đào thải acid uric tốt hơn. Từ đó, làm giảm tình trạng đau nhức của những người mắc bệnh gout.
Bên cạnh lá vối, thì nụ vối (một bộ phận của cây vối) cũng có những tác dụng tích cực cho sức khỏe như: hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp kháng khuẩn hiệu quả, ngoài ra nếu pha nụ vối thành trà uống sẽ giúp giải nhiệt cho cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa,…
Những điều cần tránh khi sử dụng lá vối
Được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng khi sử dụng lá vối, người dùng cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Với mỗi loại bệnh khác nhau sẽ cần dùng lượng lá và nước khác nhau, vừa đảm bảo công dụng chữa bệnh, vừa không phản tác dụng
- Trẻ em dưới 12 tuổi và người già không nên uống loại trà này.
- Mỗi ngày chỉ nên uống 1 ấm trà vối, uống quá nhiều có thể gây hại cho dạ dày và hệ bài tiết
- Không nên uống nước trà vối khi đói hay ngay sau bữa ăn
- Thời gian hãm trà vối khô uống tối thiểu là 15 phút để đảm bảo hấp thụ đầy đủ các thành phần có lợi
Cách bảo quản nước lá vối
So với nước trà, nước lá vối có thời gian sử dụng lâu hơn. Vì thế, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh và để qua đêm. Hôm sau, bạn chỉ cần đun nóng lên là có thể sử dụng tiếp.
Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho sức khoẻ của bản thân cũng như giữ trọn vẹn hương vị, công dụng của nước lá vối, chúng ta nên sử dụng trong ngày là tốt nhất nhé!
Trên đây là những thông tin hữu ích về tác dụng của lá vối đối với đời sống và ứng dụng của chúng trong y học, hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm về một số kiến thức bổ ích, cảm ơn bạn đã tìm đọc!