Chàm (Eczema) là một bệnh lý da rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân đến khám chuyên khoa da liễu. Mặc dù chàm da là bệnh lý lành tính và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát, tuy nhiên nó rất hay tái phát và gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý của người bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày những thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách chăm sóc da giúp góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bị bệnh chàm.
Thực tế, bệnh eczema không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị hiện nay đều tập trung vào kiểm soát tối đa cơn ngứa, giảm triệu chứng bệnh viêm da cơ địa hoặc xử lý tình trạng bội nhiễm, giảm tổn thương cho da. Tuy nhiên để nhận được kết quả tốt nhất người bệnh cần có lộ trình chữa bệnh bài bản, toàn diện.
Nguyên nhân bệnh eczema phổ biến
Theo các chuyên gia Y tế, nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất gồm có các yếu tố nội, ngoại nhân sau:
Do tiếp xúc yếu tố dị nguyên: Bệnh eczema có thể xảy ra do các yếu tố sinh học, vật lý, hóa học như thay đổi thời tiết, ánh sáng mặt trời, ô nhiễm môi trường, hóa chất công nghiệp,… sẽ kích ứng da, gây tổn thương da.
Do cơ địa: Các biến đổi trong quá trình chuyển hóa chức năng nội tạng hoặc rối loạn nội tiết bẩm sinh sẽ tăng nguy cơ gây bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh eczema do di truyền: Nếu ông bà, bố mẹ có tiền sử mắc bệnh thì con cháu sẽ có khả năng bị bệnh cao hơn người bình thường.
Căng thẳng: Khi bị căng thẳng quá độ sẽ khiến cơ thể bị rối loạn thần kinh, chức năng… Điều này khiến da giảm dần khả năng bảo vệ trước các yếu tố nội, ngoại sinh.
Nguyên nhân bệnh eczema khác: Chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm, cơ thể thiếu nước, tắm nước quá nóng,… cũng là những yếu tố tác động làm phát sinh và tăng nặng tình trạng bệnh.
Triệu chứng bệnh eczema điển hình
Theo PGS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa (nguyên giảng viên ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh) đây là bệnh lý ngoài da tiến triển từ từ và có biểu hiện cụ thể tại từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn phát ban: Vùng da người bệnh bị tổn thương ửng đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy và nóng bừng lên.
Giai đoạn mụn nước: Đây là triệu chứng bệnh eczema đặc trưng nhất, các mụn nước li ti xuất hiện theo từng đợt, tập trung thành những mảng nhỏ trên da. Khi gãi mạnh mụn nước sẽ vỡ, dịch nhầy chảy ra, dễ gây bội nhiễm, sưng mủ.
Giai đoạn đóng vảy và bong vảy: Dịch nhầy và huyết tương khô lại, đóng thành vảy. Sau đó chúng sẽ bong ra, để lại lớp da rất mỏng, nhẵn bóng.
Giai đoạn Lichen hóa: Bệnh eczema nếu tiến triển lâu ngày sẽ khiến vùng da tổn thương sẫm màu hơn, bề mặt thô ráp, vết hằn da nổi rõ.
Các cách chữa bệnh eczema thông dụng
Thuốc Tây: Thuốc Tây giúp đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy, làm dịu da và chống viêm nhiễm vùng da tổn thương. Người bệnh eczema sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc uống, thuốc bôi sau: Thuốc chống ngứa Cetirizine, thuốc chống nhiễm trùng da Amoxicillin, dung dịch thoa da Vioform 1%, thuốc mỡ Cream Celestoderm-neomycin.
Thuốc Nam: Bài thuốc dân gian chữa bệnh eczema đều rất lành tính, cách thực hiện đơn giản và đem đến hiệu quả tốt. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc bôi từ gel nha đam, tắm nước lá ổi, xông hơi bằng lá kinh giới hoặc dùng dưa chuột đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương. Kiên trì áp dụng bài thuốc Nam trên khoảng 15 – 20 ngày sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy thuyên giảm, làn da dịu mát, làm lành tổn thương bề mặt da.
Ngoài eczema thì cũng còn một số bệnh về da thường gặp khác, cùng xem bài viết: Cẩn thận với 7 bệnh da liễu thường gặp nhất để nhận biết các dấu hiệu và có cách điều trị kịp thời các bạn nhé