Uống thuốc xổ giun là biện pháp giúp tiêu diệt giun sán ký sinh trong cơ thể người. Vậy uống thuốc xổ giun có cần kiêng gì không? Uống thuốc xổ giun bao lâu thì được ăn?
1. Những điều cần biết về giun sán
Giun sán là loại ký sinh trùng sống trong cơ thể con người. Giun sán có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em do ăn phải thực phẩm chưa nấu chín kỹ, sử dụng nước lã, môi trường ô nhiễm,… Khi giun sán xâm nhập và ký sinh trong cơ thể, bệnh nhân thường thấy mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, suy dinh dưỡng,… Bên cạnh đó, người bệnh còn có những biểu hiện khác như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài ra máu, buồn nôn, ói mửa, ngủ không yên giấc,…
Đặc biệt, giun sán không chỉ ký sinh ở ruột mà còn tồn tại ở nhiều cơ quan khác trên cơ thể như gan, thận, lách,… Nó có thể gây nguy hại tới sức khỏe người bệnh, thậm chí đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.
Để ngăn ngừa và loại bỏ giun sán, mỗi người nên định kỳ tẩy giun 6 tháng/lần. Đồng thời, mỗi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi.
2. Uống thuốc xổ giun bao lâu thì được ăn?
Với câu hỏi này, đáp án là sau khi tẩy giun bạn có thể ăn bất kỳ lúc nào. Nguyên nhân là vì cơ chế hoạt động của thuốc không ảnh hưởng tới việc ăn uống. Thực tế, việc uống thuốc tẩy giun có tác dụng ức chế sự hấp thụ glucose của giun, khiến giun yếu và chết đi. Dù người bệnh ăn hay không ăn thì cũng không gây ảnh hưởng tới hiệu quả tẩy giun. Bệnh nhân chỉ cần lưu ý không để bụng quá đói trước khi sử dụng thuốc tẩy giun là được.
Sau khi uống thuốc tẩy giun, khoảng 8 – 12 giờ thuốc sẽ có tác dụng. Khoảng 24 – 72 giờ sau thì thuốc sẽ khiến giun chết. Hiện đa số các thuốc tẩy giun đang có trên thị trường đều có tác dụng nhanh với hiệu quả cao. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý uống thuốc đúng liều lượng được chỉ định để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
3. Lưu ý khi chọn và sử dụng thuốc xổ giun
Để đảm bảo hiệu quả tẩy giun, mỗi người cần lưu ý:
3.1 Chọn thuốc xổ giun phù hợp
Ngoài việc tìm hiểu uống thuốc xổ giun bao lâu thì được ăn, việc lựa chọn thuốc tẩy giun cũng có vai trò quyết định đối với hiệu quả và độ an toàn cho người sử dụng. Một số loại thuốc tẩy giun được sử dụng phổ biến hiện nay là: Fugacar, Zentel, Mebendazol, Zelcom, Alzental,…
Tiêu chí khi lựa chọn thuốc tẩy giun là:
- Chọn loại thuốc phù hợp với loại giun ký sinh. Ví dụ, với các loại giun ký sinh ở ruột như giun đũa, giun móc, giun kim,… thì nên sử dụng các thuốc tẩy giun có tác dụng điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, có một số loại giun khác cần chọn thuốc có thể hấp thụ vào máu thì mới có tác dụng;
- Nên chọn loại thuốc xổ giun có ít tác dụng phụ. Lý do là vì một số loại thuốc có độc tố cao, có thể gây ra các triệu chứng như dị ứng, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu,…;
- Chọn loại thuốc tẩy giun có tác dụng tiêu diệt giun và khiến chúng bị phân hủy. Thuốc phải có cơ chế phá hủy cấu trúc định dạng tế bào, làm lộ bề mặt phôi giun, ức chế không hồi phục hấp thu glucose. Từ đó, nó sẽ gây cạn kiệt nguồn dự trữ glycogen ở giun. Dưới cơ chế này, giun không hấp thu được glucose và sẽ tự phân hủy, được đào thải ra ngoài qua phân.
Xem thêm: giá thuốc tẩy giun
3.2 Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc tẩy giun
Thuốc xổ giun uống thế nào, cần lưu ý gì? Người lớn và trẻ nhỏ khi sử dụng thuốc xổ giun cần đặc biệt lưu ý:
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 2 tuổi không được sử dụng thuốc xổ giun;
- Người mắc bệnh suy gan, nhiễm độc tủy xương, bị sốt cao, bệnh cấp tính hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc cũng không nên dùng thuốc;
- Thuốc tẩy giun có thể gây nguy hại cho thai nhi. Do đó, nếu có kế hoạch mang thai thì phụ nữ nên uống thuốc tẩy giun trước đó 4 tháng;
- Dù hiện tại có nhiều loại thuốc tẩy giun được sử dụng cả vào ban ngày và buổi tối nhưng lời khuyên tốt nhất là nên uống thuốc vào buổi tối sau khi ăn 2 giờ;
- Nên ăn lót dạ trước khi uống thuốc hoặc uống sau khi ăn để không cảm thấy chán ăn, buồn nôn, khó chịu;
- Sau khi cho trẻ uống thuốc xổ giun, nên theo dõi bé trong vòng 24 giờ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường (nếu có) và xử lý nhanh chóng;
- Nếu sau khi uống thuốc xổ giun mà có triệu chứng như buồn nôn, ngứa da, mệt mỏi, bị mất ngủ, da xanh xao,… thì người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và hỗ trợ nhanh chóng;
- Ngoài việc tẩy giun bằng thuốc, mỗi người nên chú ý giữ thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Xem thêm thông tin tại nhathuocviet.vn