Bệnh mù màu và những điều bạn nên biết

Có vài người gặp khó khăn khi nhìn các màu khác nhau hoặc lẫn lộn chúng với nhau. Đây gọi là mù màu. Phổ biến nhất là mù màu xanh đỏ, nhưng vài người lại gặp khó khăn với màu xanh dương và vàng. Đàn ông thường có nguy cơ bị mù màu cao hơn phụ nữ; ước tính khoảng 1 trong 12 người đàn ông và 1 trong 200 người phụ nữ bị mù màu trên thế giới.

MÙ MÀU CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

Mù màu có thể ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó và có thể khá nguy hiểm, ví dụ như khi một người không thể phân biệt được màu sắc của đèn tín hiệu giao thông.

Những người mắc bệnh mù màu nhẹ thường phát hiện ra bệnh một cách tình cờ, như khi bạn bè khen chiếc váy màu đỏ của họ trong họ vẫn luôn nghĩ chiếc váy đó màu nâu. Sự thay đổi nhận thức này có thể gây mất phương hướng và gây sốc đối với họ, khi biết mọi việc không như họ trông thấy. Trong trường hợp này, lời khuyên được đưa ra là hãy khám mắt với một chuyên gia về mắt.

NGUYÊN NHÂN MÙ MÀU?

Mù màu xảy ra do vấn đề của các sắc tố trong mắt. Trên võng mạc (lớp sau cùng của mắt) có các tế bào phản xạ với ánh sáng gọi là Tế Bào Nón và Tế Bào Que. Tế Bào Nón chứa sắc tố (gọi là sắc tố màu) phản xạ với các bước sóng khác nhau của ánh sáng. Khi tất cả tế bào nón có tất cả các sắc tố đúng, thị lực sẽ tốt, nhưng với một sắc tố sai lệch, bạn sẽ có thể không nhìn thấy một vài màu một cách chính xác.

Nếu không có sắc tố nào ở tế bào nón, thì đây được gọi là Achromatopsia, có nghĩa là màu sắc hoàn toàn không được nhìn thấy, nhưng đây là một trường hợp hiếm. Nên nếu một quang sắc tố xanh lá cây không hoạt động đúng, bạn sẽ có thể bị mù màu xanh hoặc đỏ, nghĩa là bạn sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu đỏ, nâu, xanh và cam.

AI DỄ BỊ MÙ MÀU?

Có nhiều nguyên nhân của mù màu, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do gen. Bệnh này thường di truyền, có nghĩa là được truyền từ cha mẹ đến con cái. Những nguyên nhân khác bao gồm:

  • Tiểu đường
  • Thoái hóa Hoàng Điểm Tuổi Già (AMD)
  • Xơ Cứng Rải Rác (Multiple Sclerosis)
  • Những tình trạng mắt khác như đục thủy tinh thể (khi thủy tinh thể mở đục) hoặc bệnh glaucoma (những suy thoái trong mắt gây ra tổn thương đến thị thần kinh)
  • Chấn thương mắt
  • Rối loạn thần kinh, ví dụ như bệnh Parkinson’s
  • Mù màu do tuổi

Mù màu di truyền ảnh hưởng cả hai mắt, mặc dù đôi khi có thể chỉ một mắt.

BỆNH MÙ MÀU CẦN KIỂM TRA GÌ?

Có các khám nghiệm sàng lọc để phát hiện mù màu và các khám nghiệm chuyên sau để giúp hiểu rõ về loại mù màu và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khám nghiệm Màu Ishihara là loại phổ biến được dùng để chuẩn đoán mù màu. Bệnh nhân sẽ nhìn vào một cuốn sách ảnh có các màu được trộn vơi nhau để kiểm tra xem họ có thể phân biệt được chúng hay không. Những bức ảnh có chứa nhiều chấm có tất cả các màu và kích thước khác nhau. Một số hoặc hình có màu khác sẽ được đặt trong những chấm đó. Những người mù màu sẽ gặp khó khăn để nhìn số hoặc hình, hoặc họ có thể là không nhìn thấy gì cả.

Xem thêm: Hội chứng TURNER (XO) và những điều cần biết

Xem thêm: Những triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim