Thiếu máu thiếu sắt là gì? Cách phòng ngừa tốt nhất ra sao?

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ. Người thiếu máu thiếu sắt thường có làn da nhợt nhạt, cơ thể suy nhược, đau đầu, chóng mặt và hoa mắt làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc.

Vậy bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì? Khám phá hết bài viết dưới đây bạn sẽ có câu trả lời

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì?

Khi số lượng hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin bên trong hồng cầu thấp hơn bình thường sẽ gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở cơ thể.

Hemoglobin có chức năng vận chuyển oxy và nếu có quá ít hoặc bất thường tế bào hồng cầu, hoặc số lượng hemoglobin không đủ sẽ dẫn tới giảm khả năng vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể.

Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi không có đủ lượng sắt trong cơ thể để tạo ra hemoglobin.

Người thiếu máu thường có lượng hồng cầu và nồng độ Hemoglobin bên trong hồng cầu thấp.
Người thiếu máu thường có lượng hồng cầu và nồng độ Hemoglobin bên trong hồng cầu thấp.

Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì?

Nguyên nhân của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt chủ yếu là do mất máu và khả năng hấp thụ thức ăn kém.

  • Mất máu: Tình trạng mất máu thường xuất hiện ở những phụ nữ tới thời kỳ kinh nguyệt, hoặc do quá trình mang thai, sau sinh; hoặc những người có các vết loét ở hệ thống đường tiêu hóa, như: ruột non, đại tràng, dạ dày. Ngoài ra, hiến máu thường xuyên cũng gây thiếu máu.
  • Khả năng hấp thụ thức ăn kém: Những người có đường tiêu hóa không hoạt động bình thường, như trường hợp của những người mắc một số bệnh như viêm dạ dày tự miễn, các dạng viêm dạ dày khác, bệnh celiac, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày (để giảm cân) hoặc các hình thức phẫu thuật giảm cân khác… dẫn tới cơ thể hấp thụ sắt không đầy đủ và gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt thường gặp nhất

Dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt là gì?
Dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể bao gồm:

  • Da nhợt nhạt.
  • Yếu đuối.
  • Tay chân lạnh.
  • Nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng.
  • Đau ngực, tim đập nhanh hoặc khó thở.
  • Móng tay dễ gãy.
  • Viêm hoặc đau lưỡi.
  • Ăn kém, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ em.
  • Cảm giác thèm ăn đối với các chất không có dinh dưỡng, chẳng hạn như nước đá một cách bất thường.

Phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

 Sau khi tìm hiểu thiếu máu thiếu sắt là bệnh gì, người bệnh có thể phòng ngừa bằng các cách sau:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như: hàu, thịt bò, thịt lợn, đậu, các loại rau có lá xanh đậm, trái cây khô, ngũ cốc, bánh mì, đậu Hà Lan,…
  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể hấp thụ tốt chất sắt như: cam, quýt, bưởi, kiwi, dưa, dâu tây, bưởi, cà chua…
  • Thường xuyên vận động cơ thể với các bài tập nhẹ giúp tăng cường trao đổi chất tốt hơn.
Bổ sung hoạt huyết dưỡng não giúp cơ thể được tăng cường chất sắt tốt nhất.
Bổ sung hoạt huyết dưỡng não giúp cơ thể được tăng cường chất sắt tốt nhất.

Ngoài ra, để phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt hiệu quả nhất, ngoài các thực phẩm tự nhiên, các bác sĩ khuyên người bệnh nên hỗ trợ thêm các loại hoạt huyết dưỡng não giúp tăng cường bổ sung máu cho cơ thể tốt hơn.

Gợi ý cho bạn tham khảo >>> thành phần hoạt huyết dưỡng não

Tóm lại, người bệnh thiếu máu não cần sớm nhận biết các dấu hiệu để có giải pháp phòng hoặc điều trị bệnh hiệu quả, đồng thời cũng cần bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể mỗi ngày nhằm tránh các biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm có thể xảy ra.

Trên là những chia sẻ về nội dung thiếu máu thiếu sắt là bệnh gì, hi vong qua đó, quý bạn đọc có được những thông tin hữu ích nhằm cải thiện tốt sức khỏe của mình hiệu quả nhất.

Nguồn: nhathuocviet.vn

 

Xem thêm:

Cùng lên thực đơn cho người bị thiếu máu não

Tìm hiểu về thuốc bổ máu dạng tiêm, sử dụng trong trường hợp nào