Những triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim trong những năm gần đây đã trở thành căn bệnh phổ biến ở Việt Nam. Thiếu máu cơ tim tìm ẩn nhiều nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh thiếu máu cơ tim là bệnh gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim) là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tống máu. Lượng máu đến tim giảm là hậu quả của sự tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các nhánh của động mạch tim (động mạch vành).Thiếu máu cơ tim làm giảm khả năng bơm của tim, gây tổn thương cơ tim, nhiều trường hợp dẫn đến loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim (Sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành có thể gây ra nhồi máu cơ tim).

2. Biểu hiện bệnh thiếu máu cơ tim

Một số bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim không biểu hiện thành triệu chứng. Tuy nhiên, khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, phổ biến nhất là cơn đau ở vùng ngực, thường là phía bên trái của cơ thể (đau thắt ngực).

Triệu chứng điển hình của thiếu máu cơ tim cục bộ là đau thắt ngực có thể xảy ra hằng ngày hoặc thi thoảng mới xuất hiện, với đặc điểm như sau:

– Đau tức ngực lan xuống cánh tay, lưng, cổ, hàm trái.

– Các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn khi gắng sức hoặc làm việc nặng.

– Cơn đau thường diễn ra trong thời gian ngắn (5 phút hoặc ít hơn).

– Có thể kèm theo đầy hơi, khó tiêu, khó thở, mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi.

Khi có các dấu hiệu trên, nên đi khám ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời tránh những hậu quả xấu xảy ra. Nếu người bệnh có các triệu chứng dưới đây thì cần được cấp cứu kịp thời bởi nó là dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa tính mạng:

– Đau thắt ngực nặng, kéo dài trên 5 phút.

– Đổ mồ hôi lạnh bất thường.

– Buồn nôn/nôn.

– Đau nhức ở cổ hoặc hàm, vai và cánh tay.

– Thở dốc và cảm thấy khó thở.

3. Những nguy hiểm tìm ẩn của bệnh thiếu máu cơ tim

Bạn hãy thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những dấu hiệu tim mạch bất thường

Khi thiếu máu cơ tim không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng chứng như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp, suy tim. Người bệnh có thể nhận biết các dấu hiệu trở nặng thông qua sự thay đổi thể chất và tâm lý:

• Tâm lý: Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, tâm trạng bồn chồn, lo âu có thể xuất hiện trong vài tuần và tăng dần theo từng ngày trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện.

• Thể chất: Đau lưng, vai, đau hàm, đau, tê cánh tay hoặc ngứa ran, sưng phù cánh tay, tình trạng này có thể xuất hiện kèm theo đau ngực, chóng mặt, hoa mắt bất chợt kèm theo giảm nhận thức, đổ mồ hôi lạnh vùng đầu cổ, buồn nôn, đầy trướng bụng, buồn đi cầu.

4. Các nguyên nhân có thể gây ra thiếu máu cơ tim bao gồm:

  • Xơ vữa động mạch vành: Các mảng bám được tạo thành từ cholesterol tích tụ trên thành động mạch gây hẹp và hạn chế lưu lượng máu. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu cơ tim.
  • Cục máu đông: Những mảng bám hình thành gây xơ vữa động mạch có thể bị vỡ ra, khiến cục máu đông xuất hiện. Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim đột ngột, nghiêm trọng, gây nhồi máu cơ tim
  • Co thắt động mạch vành: Sự thắt chặt tạm thời của các cơ trong thành động mạch có thể làm giảm hoặc thậm chí ngăn cản lưu lượng máu đến một phần của cơ tim trong thời gian ngắn.

Xem thêm: Đừng thơ ơ với 10 dấu hiệu của bệnh tim mạch

Xem thêm: Top 10 thực phẩm tốt cho tim mạch nhất

Nguồn tham khảo: https://soyte.namdinh.gov.vn/

Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/