Loãng xương có thể xem là một căn bệnh thầm lặng vì nó khó nhận biết khi bệnh đã nặng có thể dẫn đế gảy xương. Để hiểu hơn về bệnh loãng xương là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết nó như thế nào thì bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!
1. Loãng xương là gì?
Loãng xương hay còn được gọi là xương xốp, là tình tràng sức mạnh của xương suy yếu, không còn rắn chắc như bình thường.
Xương được cấu tạo nên từ các sợi collagen và khoáng chất. Sau khoảng 45 tuổi, một số thành phần của xương dần mất đi và gây tình trạng loãng xương. Xương không còn dày đặc và mạnh mẽ như trước. Lúc này, cấu trúc xương cũng dễ bị phá vỡ hơn bình thường, nhất là khi bạn gặp chấn thương như bị ngã.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương là gì?
Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.
Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới.
Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi bạn còn trẻ, cơ thể của bạn tạo ra xương mới nhanh hơn, do đó khối lượng xương của bạn sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng 20 tuổi.
Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn nó được tạo ra, từ đó gây nên bệnh loãng xương. Do đó, khả năng bị loãng xương của bạn phụ thuộc vào khối lượng xương cao nhất mà bạn đã đạt được khi còn trẻ. Nếu khối lượng xương cao nhất của bạn nhiều tức là bạn đã “dự trữ” được nhiều xương hơn và càng ít khả năng bạn sẽ bị loãng xương khi bạn về già.
3. Dấu hiệu bệnh loãng xương
Loãng xương có thể nhận biết qua những dấu hiệu mắt thường nhìn thấy hoặc bằng các kỹ thuật y khoa hiện đại.
Khi bị loãng xương, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như:
– Gãy xương sau một chấn thương nhẹ (ngã, va đập…)
Đây là dấu hiệu điển hình của loãng xương. Chỉ cần một cú ngã không quá mạnh cũng có thể bẻ gãy xương của bạn trong khi nó lại không thể làm chấn thương xương ở người bình thường.
Những trường hợp gãy xương do loãng xương thường xảy ra ở các vùng như xương hông, cổ tay, đốt sống. Những chấn thương này nếu gặp ở người lớn tuổi có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí bị liệt.
– Đau lưng dai dẳng, đau khi cúi mình về phía trước
Đau lưng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhưng nó cũng là một triệu chứng khá phổ biến ở những người bị bệnh loãng xương. Tình trạng đau xương có thể xảy ra ở một đốt sống hoăc nhiều đốt bị gãy.
Các đốt sống do loãng xương có thể bị gãy kể cả khi người bệnh không bị ngã, chấn thương. Đôi khi trọng lượng cơ thể, hoặc việc cúi người bất chợt, uốn cong về phía trước có thể gây đau lưng và ảnh hưởng đến hoạt động của phổi vì nó có ít chỗ để mở rộng trong lồng ngực.