Lưu ý kiêng cữ sau hút thai an toàn 2021

Sau khi hút thai cơ thể sẽ rất yếu và dễ bị nhiễm trùng tử cung, phần phụ. Thường thai phụ sẽ cảm thấy đau bụng, chảy máu âm đạo mức độ nhẹ, buồn nôn, đau ngực, mệt mỏi…Vì vậy, phụ nữ nhất thiết phải được chăm sóc sức khỏe sau nạo hút thai để tránh những biến chứng nguy hiểm. Sau đây là một số lưu ý chị em cần ghi nhớ:

  1. Chăm sóc sau nạo hút thai

– Nghỉ ngơi tại chỗ ( 1 – 4 giờ) sau nạo hút thai

– Kiêng quan hệ tình dục 3 – 4 tuần.

– Vệ sinh cá nhân:

+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ theo hướng dẫn của Bác sĩ, không tự ý sử dụng nước tắm, hoặc các dung dịch vệ sinh khác khi chưa có sự tư vấn từ Bác sĩ.

+ Thay băng vệ sinh ít nhất 3 – 4 lần/ ngày

+ Không thụt rửa âm đạo hay cho bất cứ thứ gì vào âm đạo

+ Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau tránh vệ sinh ngược

– Nghỉ ngơi điều độ, tránh vận động mạnh, làm việc nặng trong vòng 2 – 4 tuần.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không phải ăn kiêng

– Tái khám theo lịch hẹn của Bác sĩ

nhung-luu-y-cham-soc-suc-khoe-sau-nao-hut-thai-1.jpg

Sau đình chỉ thai chị em cần được nghỉ ngơi (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

  1. Sau hút thai nên ăn gì

– Thực phẩm giàu sắt và acid folic giúp tái tạo hồng cầu: hải sản, thịt đỏ, rau bina, rau ngót, gan gà, đậu Hà Lan…

– Thực phẩm giàu canxi giúp giảm đau nhức, mệt mỏi: hải sản, rau ngót, sữa, các loại rau màu xanh đậm, đậu nành…

– Thực phẩm giàu protein: hải sản, thịt, trứng, sữa, gan động vật, các loại đậu…

– Thực phẩm giàu vitamin giúp tăng sức đề kháng: các loại hoa quả tươi và rau xanh như rau ngót, súp lơ, rau dền, cà chua, bí đỏ….

– Thực phẩm giàu Magie giúp tăng cường năng lượng, phục hồi tinh thần, giảm khả năng trầm cảm: chuối, các loại hạt, đậu, sô cô la

  1. Sau hút thai kiêng ăn gì

– Hạn chế thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, vì chúng chứa nhiều calo, chất béo, muối và đường

– Hạn chế chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, nước uống có ga

nhung-luu-y-cham-soc-suc-khoe-sau-nao-hut-thai-2.jpg

Chị em nên sử dụng các thực phẩm giàu sắt để bổ sung sau đình chỉ thai (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

  1. Dấu hiệu cần đi khám ngay

– Đau bụng dưới dữ dội: Sau hút thai, một số thai phụ cảm thấy các cơn gò vùng bụng dưới, đau như chuột rút. Nếu các cơn đau này giảm dần, không kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nôn, mệt mỏi thì bạn có thể theo dõi tại nhà.

Ngược lại, nếu bạn đau dữ dội, kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh thì có thể là biểu hiện của sót rau, nhiễm trùng cần đi khám ngay lập tức.

– Chảy máu âm đạo: Thông thường, trong khoảng 12 giờ đầu, bạn sẽ chảy máu tương đối nhiều sau đó giảm dần và hết trong khoảng 10 ngày.

Nếu sau nạo thai, bạn chảy máu ồ ạt, máu có màu đỏ tươi kèm cơn đau thì cần phải được cấp cứu lập tức.

Trong trường hợp máu không chảy ồ ạt nhưng xuất hiện các cục máu đông từ nhỏ đến lớn sau hơn 2 giờ, hoặc chảy máu âm đạo kéo dài hơn 2 tuần, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được khám và xử trí kịp thời.

– Sốt cao, ớn lạnh: Đây có thể là dấu hiệu của sót rau hoặc nhiễm trùng, bạn nên đi khám ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm, viêm nhiễm lan rộng.

– Âm đạo tiết ra nhiều khí hư, có mùi hôi: dấu hiệu của nhiễm trùng tử cung – phần phụ.

nhung-luu-y-cham-soc-suc-khoe-sau-nao-hut-thai-3.jpg

Khi có dấu hiệu sốt cao sau đình chỉ thai, các chị em cần thăm khám ngay (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

Có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra trong và sau hút thai như sót rau, thủng tử cung, nhiễm trùng…Nạo hút thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản nếu như bạn không lựa chọn các cơ sở chuyên khoa uy tín để thực hiện. Bên cạnh đó, việc tái khám sau khi nạo phá thai cũng rất quan trọng, các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm các biến chứng để xử lý kịp thời.