Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường tốt

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường, nếu không có chế độ ăn uống hợp lý thì rất khó để kiểm soát được lượng đường trong máu. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn và nguyên tắc ăn uống như thế thì cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên tắc trong ăn uống của những bệnh nhân tiểu đường?

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1, việc kiểm soát lượng carb thực sự quan trọng để lượng đường huyết ở mức ổn định. Nếu bạn bị tiểu đường loại 2 và thừa cân, việc tìm cách giảm cân là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các biến chứng như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, giảm thị lực…

Khẩu phần ăn và việc tiểu đường kiêng ăn gì là điều quan trọng dù bạn bị tiểu đường loại 1 hay loại 2. Một số nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong ăn uống bạn cần biết:

Chia nhỏ các bữa ăn thay vì 3 bữa chính trong ngày

Lượng đường trong máu của bạn cao nhất vào lúc một hoặc hai giờ sau khi bạn ăn. Bạn có thể giảm bớt sự thay đổi của lượng đường huyết khi chia nhỏ bữa ăn trong ngày với lượng thức ăn ít hơn. Người bệnh tiểu đường nên ăn 3 bữa chính (mỗi bữa 30-45g carb) và 2 bữa phụ 15g carb/bữa.

Nên hình thành thói quen ăn uống vào một khoảng thời gian nhất định và tránh để cơ thể bị đói vì như thế bạn có thể thèm ăn nhiều sau đó.

Cân bằng mọi bữa ăn:

Điều quan trọng là bạn cần một kế hoạch cho mỗi bữa ăn để có chế độ ăn đa dạng, phù hợp giữa tinh bột, trái cây, rau xanh, protein, chất béo, chất xơ.

Khẩu phần ăn phù hợp:

Bạn cũng cần quan tâm đến lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Đây là lý do bạn cần tìm hiểu tiểu đường kiêng ăn gì và uống gì để xây dựng chế độ ăn lành mạnh.

Phối hợp chế độ ăn và thuốc:

Quá ít thức ăn đưa vào cơ thể so với thuốc điều trị tiểu đường, đặc biệt là insulin, có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nguy hiểm. Ăn quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao. Vì thế, tốt nhất bạn nên có một máy đo đường huyết tại nhà, kiểm tra lượng đường máu sau ăn 2h để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Một chế độ ăn uống lành mạnh cho người bị tiểu đường không quá khác biệt so với bất kỳ thói quen ăn uống tốt và lạnh mạnh nào. Bạn sẽ lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho chế độ ăn của mình. Nhưng điều bạn cần làm là thay đổi số lượng, số lần ăn và thời lượng ăn cho phù hợp.

2. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để ổn định lượng đường trong máu?

Rau xanh

Như chúng ta đã biết, rau xanh mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chúng là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn lành mạnh và dành cho tất cả mọi người. Một vài ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:

  • Chúng cực kỳ bổ dưỡng và chứa rất ít tinh bột có thể tiêu hóa, nhờ đó giúp cho lượng đường trong máu của người bệnh không tăng quá cao một cách đột ngột.
  • Hơn nữa, rau xanh còn là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C – một chất cho thấy là có khả năng làm giảm các dấu hiệu viêm và đường huyết lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc tăng huyết áp.
  • Thêm vào đó, chúng cũng có chứa các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin (có chức năng bảo vệ mắt những biến chứng thường gặp như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…)

Cụ thể thì Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyên chúng ta nên sử dụng tối thiểu 3 đến 5 khẩu phần rau xanh mỗi ngày. Trong đó, một khẩu phần sẽ tương đương với:

  • 1/2 chén rau nếu đã nấu chín
  • 1 chén rau nếu chưa nấu chín

Thực phẩm nguyên hạt

Thực phẩm nguyên hạt là một sự thay thế rất tốt cho các loại thức ăn đã qua tinh chế. Sự khác biệt chính giữa chúng là thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin và khoáng chất hơn, trong khi các sản phẩm tinh chế thì chỉ bao gồm phần tinh bột hấp thụ nhanh và có rất ít giá trị dinh dưỡng.

Một số ví dụ phổ biến của thực phẩm nguyên hạt có thể kể đến là:

  • Bánh mì đen
  • Gạo lức
  • Yến mạch nguyên chất hoặc bột yến mạch
  • Bột ngô

Chúng ta có thể kết hợp chúng vào các bữa ăn chính hoặc phụ để giúp đường huyết trở nên ổn định hơn.

Chất béo lành mạnh

Một quan niệm sai lầm thường thấy là tất cả chất béo đều xấu. Điều này hoàn toàn không đúng. Ngoài các chất béo xấu, chúng ta còn có các chất béo tốt với những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe như làm giảm cholesterol máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp đường huyết trở nên ổn định hơn.

Các chất béo có lợi cho sức khỏe là chất béo không bão hòa. Chúng tồn tại khá nhiều trong một số loại thực phẩm thường thấy như:

  • Các loại cá (tốt nhất là cá hồi, ngoài ra còn có các loại khác như cá ngừ, cá thu,…)
  • Trái bơ. Một nghiên cứu năm 2013 đã cho thấy bơ cung cấp một loạt các lợi ích đối với sức khỏe như cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ quản lý cân nặng… Không những thế, quả bơ còn có hương vị tuyệt vời khi chế biến và thưởng thức. Mặc dù vậy, chúng ta cũng cần chú ý là ăn một cách có kiểm soát và hạn chế thêm các gia vị tạo ngọt như đường hay sữa đặc!
  • Dầu ô liu, dầu dừa.
  • Các loại hạt (chẳng hạn như hạt điều, hạt óc chó,…).

Cacao

Cacao có chứa một chất đặc biệt là epicatechin flavonoid, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Một nghiên cứu đánh giá năm 2017 đã cho thấy vai trò tích cực của cacao trong việc làm chậm tiến triển của bệnh tiểu đường type 2 và làm giảm hiện tượng đề kháng insulin.

Chúng ta có thể dễ dàng thêm cacao vào chế độ ăn kiêng của mình bằng cách sử dụng các sản phẩm của chúng, phổ biến là sô-cô-la. Sô-cô-la đen thì có chứa nhiều cacao hơn sô-cô-la sữa.

Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất lại có xu hướng cho thêm nhiều đường vào sản phẩm để tạo ra hương vị hấp dẫn hơn. Do đó, chúng ta cần kiểm tra kĩ hàm lượng dinh dưỡng ghi trên bao bì trước khi sử dụng để tránh việc đường huyết bị tăng đột biến.

Bên cạnh những mặt tốt thì sô cô la cũng chứa chất béo và đường, không nên quá lạm dụng. Hãy tiêu thụ có chừng mực và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống của bạn!

Thực phẩm chứa nhiều protein

Protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu có trong thịt, cá và một số loại rau, chẳng hạn như các loại hạt, đậu và các loại đậu…

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng protein có thể giúp một người cảm thấy no lâu hơn mà không làm lượng đường trong máu tăng cao. Tuy vậy, kết quả này còn tùy thuộc vào từng loại protein. Cụ thể thì, một chế độ ăn có chứa quá nhiều protein động vật có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trong khi một chế độ ăn uống với nguồn protein từ thực vật lại làm giảm nguy cơ này.

Một cách dễ hiểu hơn, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên thực phẩm giàu protein nhưng ít chất béo động vật, chẳng hạn:

  • : chẳng hạn như cá hồi, cá thu và cá ngừ…
  • Gia cầm: như gà, vịt,…
  • Các loại đậu và hạt: như đậu nành, đậu đen,…

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức của người bệnh tiểu đường. Hãy áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý cùng với điều trị bằng thuốc và thăm khám theo định kỳ để có kết quả tốt nhất nhé!

Xem thêm: Những dấu hiệu bệnh tiểu đường bạn cần biết

Xem thêm: 7 thực phẩm người tiểu đường tuýp 2 cần tránh