Hiện nay, theo nhiều nghiêm cứu thì bệnh tiểu đường đang ngày càng trở nên phức tạp và phổ hơn. Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết cũng trở nên phức tạp hơn. Để hiểu rõ hơn về tiểu đường cũng như các dấu hiệu nhận biết tại nhà như thế nào thì cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
1. Sơ lược về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (hay còn được gọi với cái tên bệnh đái tháo đường) là một bệnh lý mà lượng đường trong máu con người tăng lên một cách bất thường, gây ra nhiều ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là vì mức độ insulin trong cơ thể chúng ta bị rối loạn (tăng hoặc giảm không kiểm soát). Chính vì điều này mà người bị đái tháo đường luôn cần được điều trị thường xuyên, đảm bảo lượng đường huyết ở mức bình thường nhất có thể.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường có thể bắt nguồn từ việc: bị giảm cân bất thường, hay mệt mỏi, tê mỏi chân tay, hay bị khô miệng, háo nước, ăn uống bất thường,…
Bệnh tiểu đường có mấy loại?
Dựa vào các đặc điểm, nguyên nhân và tình trạng bệnh lý người ta đã chia ra bệnh đái tháo đường ra thành 3 loại chính là: Tiểu đường type 1, Tiểu đường type 2 và tiểu đường thứ phát hay tiểu đường thai kỳ.
Mỗi dạng bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên môn đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau để có được hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, việc nhận biết rõ các triệu chứng bệnh tiểu đường mà bạn có thể đang mắc phải ở 1 dạng nào đó là rất cần thiết.
10 dấu hiệu thông dụng để nhận biết bệnh tiểu đường
1. Khát nước và đi tiểu thường xuyên:
Đường dư thừa tích tụ trong máu khiến cho chất lỏng được lấy ra từ các mô. Điều này dẫn đến khát nước và đi tiểu thường xuyên.
2. Đói dữ dội:
Nếu không có đủ insulin để di chuyển đường vào các tế bào thì cơ bắp và các cơ quan của bạn trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên cơn đói dữ dội.
3. Giảm cân dù ăn nhiều:
Nếu không có khả năng chuyển hóa glucose, cơ thể sử dụng các nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Calo bị mất do lượng đường dư thừa được giải phóng trong nước tiểu. Dẫn đến việc bạn ăn nhiều hơn bình thường nhưng bạn vẫn có thể giảm cân.
4. Mờ mắt:
Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao thì có thể ảnh hưởng đến thị giác của bạn.
5. Lở loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên:
Bệnh đái tháo đường loại 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống nhiễm trùng của bạn.
6. Gặp nhiều vấn đề khi ngủ:
Những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp vấn đề như khó ngủ, buồn đi tiểu, xuất hiện cả hội chứng ngưng thở khi ngủ.
7. Tê bì, mất cảm giác ở chân:
Khi có biểu hiện này thì người bệnh cần cảnh giác bởi chân là bộ phận xa trái tim, khi gặp vấn đề về lưu thông máu sẽ bị tổn hại.
8. Gặp các vấn đề về da:
Khi ở giai đoạn tiền tiểu đường, bạn có thể bị khô da, ngứa hoặc sạm da do nồng độ insulin trong máu tăng lên.
9. Cơ thể uể oải, mệt mỏi:
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, sự gia tăng là đường huyết có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
10. Huyết áp tăng cao:
Nếu bạn có một số triệu chứng ở trên, có thể nhờ bác sĩ kiểm tra huyết áp, bình thường là 140/90, nếu bị tiểu đường tuýp 2 chỉ số sẽ không cao hơn 135/80.
Nếu có những dấu hiện trên bạn hãy đến các bệnh viện hãy tìm đến các bác sĩ để kiểm tra sức khỏe mình để đảm bảo sức khỏe mình.
Xem thêm: Bệnh Alzheimer là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Xem thêm: Viêm gan B là bệnh gì? Triệu chứng viêm gan B như thế nào