Bệnh Alzheimer là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh Alzheimer’s là một bệnh lý của não tác động đến trí nhớ, hành vi và suy nghĩ. Nhiều người bị nhẫm lẫn giữa bệnh Alzheimer’s và bệnh mắc trí ở người lớn tuổi. Tuy nhiên hai bệnh này khác nhau. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì cùng tham khảo ở bài viết phía dưới đây nhé!

1. Bệnh Alzheimer là gì?

Alzheimer là một căn bệnh gây ra tình trạng mất trí nhớ, mất các chức năng nhận thức, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và làm việc của người bệnh. Tuy nhiên đây không phải là sự lão hóa bình thường, vì vậy đừng nhầm lẫn Alzheimer với hiện tượng suy giảm trí nhớ thông thường ở người già.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer’s

Não là bộ phận tiêu thụ tới 20% lượng oxy của toàn thân. Theo ước tính mỗi khi chúng ta căng thẳng, não phải dùng tới 50% oxy cơ thể. Bộ não có 100 tỷ tế bào thần kinh hay còn gọi là neuron. Mỗi tế bào thần kinh kết nối với nhiều tế bào khác để tạo thành mạng lưới liên lạc. Các nhóm tế bào thần kinh thực hiện các vai trò khác nhau. Một số tham gia vào việc suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ, những số khác giúp chúng ta nhìn, nghe và ngửi.

Vì vậy, bộ não được xem là kho lưu giữ ký ức và cảm xúc tuyệt vời, chỉ một mùi hương đã có thể khiến bạn nhớ đến một người, một giai điệu quen đã nhớ tới những không gian của buổi hẹn hò từ nhiều năm trước. Đó là các tế bào não đã mò vào tận kho ký ức, khơi lại những gì bạn từng nghe, thấy… rồi so sánh, đối chiếu với hiện tại.

Như mọi tế bào khác, để duy trì sự sống các tế bào thần kinh cũng cần cung cấp nguồn dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng đi khắp neuron nhờ một mạng lưới các ống nhỏ li ti như ống hút. Trong thành phần tạo nên các ống ấy có một chất tên là “tau”. (3)

Đối với bệnh nhân bị Alzheimer, các sợi tau phát triển bất thường khiến các ống nhỏ vận chuyển dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng không vận chuyển được chất dinh dưỡng nữa. Khi bị thiếu chất, khung của tế bào sụp đổ, sợi trục không dẫn được tín hiệu, kèm theo nhiều tế bào bị tiêu biến, quá trình như vậy khiến nhiều tế bào chết vón lại với nhau thành các đám rối. Trong các nghiên cứu hay khám nghiệm ở bộ não của bệnh nhân, người ta phát hiện có rất nhiều những đám rối như thế.

Bên cạnh đám rối tau, các nhà khoa học còn thấy trong não người Alzheimer có các mảng vón. Chúng là chất amyloid β bình thường ở trong bao mỡ màng của tế bào não, nay bong ra và vón lại, nằm len lỏi và tạo ra một bức tường để ngáng giữa các tế bào, điều này dẫn đến việc ách tắc dẫn chuyển tín hiệu của các tế bào. Lâu dần, các tế bào không nhận được thông tin trở nên bất hoạt, thông tin mới không nhận được, thông tin cũ không thể truy cập, dần dần gây nên hiện tượng quên.

Cuối cùng, các mảng vón và đám rối lan rộng khắp não và mô não co lại đáng kể. Những người mắc bệnh nặng không thể giao tiếp và hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác. Giai đoạn cuối, người bệnh có thể nằm trên giường hầu hết hoặc toàn bộ thời gian khi cơ thể ngừng hoạt động.

3. Đối tượng nào dễ mắc bệnh Alzheimer’s?

Nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi tác, bắt đầu từ khoảng 65 tuổi. Nhiều nghiên cứu đã xem xét liệu các hoàn cảnh sống, bệnh tật hoặc hành vi cụ thể có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh hay không. Mặc dù vẫn chưa đưa ra bất kỳ câu trả lời rõ ràng nào, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố sau có khả năng thúc đẩy bệnh phát triển:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Stress, căng thẳng và phiền muộn kéo dài;
  • Cholesterol cao;
  • Hút thuốc;
  • Ít giao tiếp xã hội.

4. Triệu chứng thường gặp của hội chứng Alzheimer

Bộ não của chúng ta được tạo thành từ hơn 100 tỷ tế bào thần kinh – nhiều hơn cả các ngôi sao trong dải ngân hà. Chứng mất trí nhớ làm tổn thương các tế bào thần kinh khiến chúng không còn khả năng giao tiếp hiệu quả và điều này ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta hoạt động.

Các triệu chứng cụ thể mà một người sống chung với Alzheimer trải qua sẽ phụ thuộc vào những phần nào của não bị ảnh hưởng hoặc căn bệnh cụ thể đang gây ra chứng mất trí của họ. Các triệu chứng có thể bao gồm:

1. Sa sút trí nhớ và khả năng nhận thức

Hầu hết trí nhớ và các khả năng nhận thức khác của mọi người dần trở nên kém đi khi về già. Lúc này cơ thể không còn có thể phản ứng nhanh và linh hoạt với các tình huống, đây được xem là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Việc nhận ra và giải quyết các vấn đề phát sinh thường khó khăn hơn nhưng họ vẫn có thể tiếp cận với những kiến ​​thức đã tiếp thu được trong nhiều năm và luôn có định hướng, độc lập và có thể đưa ra những phán đoán đúng đắn.

Điều này khác với những người bị bệnh Alzheimer. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh, đặc biệt ở giai đoạn đầu, là người bệnh không nhớ các thông tin đã biết gần đây, trí nhớ ngắn hạn bị ảnh hưởng nhiều hơn. Điều này có nghĩa là người bệnh quên đi những sự kiện vừa xảy ra, nhưng vẫn có thể nhớ lại những trải nghiệm từ lâu. Nhưng trí nhớ dài hạn cũng mất dần theo thời gian. Khả năng tập trung cũng bị ảnh hưởng, khiến việc duy trì định hướng theo thời gian và không gian ngày càng khó khăn hơn.

2. Khó khăn diễn đạt bằng ngôn ngữ

Người bệnh Alzheimer có thể gặp khó khăn khi theo dõi hay tham gia một cuộc trò chuyện. Họ có thể dừng lại khi đang trò chuyện và không có ý tưởng để làm sao tiếp tục cuộc trò chuyện hoặc có thể lặp lại những câu chuyện trước đó đã nói.

Khi triệu chứng của bệnh tiến triển, việc nhớ đúng các từ trở nên khó khăn hơn và thay vào đó người bệnh sử dụng các từ hoặc cụm từ không phù hợp với ngữ cảnh. Điều này khiến người khác khó hiểu họ. Và những người bị sa sút trí tuệ cũng quên nghĩa của từ và sau đó thường không còn có thể theo dõi các cuộc trò chuyện. Điều này khiến việc giao tiếp bằng lời nói của họ ngày càng khó hơn.

3. Thay đổi hành vi, tâm trạng, tính cách

Nhiều bệnh nhân phải trải qua những thay đổi đáng chú ý trong hành vi. Tâm trạng và tính cách của người bệnh có thể thay đổi. Họ có thể trở nên bối rối, nghi ngờ, chán nản, sợ hãi hay lo lắng. Họ có thể dễ dàng nổi nóng ở nhà, tại nơi làm việc, khi ở với bạn bè hoặc ở những nơi mà họ cảm thấy không thoải mái.

4. Nhầm lẫn thời gian hoặc địa điểm

Người bệnh Alzheimer có thể quên mất ngày tháng, mùa và sự chuyển biến thời gian. Ví dụ đang đứng ở một địa điểm nhưng họ không nhớ làm sao mình đến đây, mình đến đây để làm gì, bên cạnh đó, người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cố hiểu một sự kiện xảy ra tức thời, ngay lúc đó.

5. Đặt đồ vật sai vị trí và không thể nhớ lại mình đã từng làm gì

Bệnh nhân có thể đặt đồ vật ở những nơi khác lạ. Họ có thể làm mất đồ vật và không thể nhớ để tìm lại các đồ vật đó. Vì vậy mà không ít trường hợp người bệnh cho rằng ai đó đã ăn cắp đồ của mình, và việc này sẽ xảy ra với tần suất nhiều hơn trong tương lai.

>>> Xem thêm: Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhâu, dấu hiệu và cách điều trị

>>> Xem thêm: Viêm gan B là bệnh gì? Triệu chứng viêm gan B như thế nào