Tẩy tế bào chết vật lý như thế nào – Bạn đã biết chưa?

Tẩy tế bào chết vật lý hiện nay là một dạng tẩy tế bào chết thông thường, khi sẽ thấy những chất cặn tế bào chết sau khi apply sản phẩm lên da khác với tẩy tế bào chết hóa học. Nhưng không phải ai cũng biết tẩy tế bào chết vật lý như thế nào, qua bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Tổng quan về tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết vật lý là gì?

Tẩy tế bào chết cơ học là 1 cách gọi khác của tẩy da chết vật lý. Tẩy da chết vật lý là dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết có dạng hạt, gel nhờ lực ma sát của sản phẩm lên bề mặt da để loại bỏ lớp da thừa đã chết. Các tế bào chết bong ra cùng bụi bẩn, bã nhờn sẽ bị cuốn theo các hạt/gel nhờ động tác massage của tay. Tẩy da chết vật lý là phương pháp an toàn, lành tính, không gây kích ứng và dễ sử dụng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Tẩy tế bào chết cơ học sử dụng với tần suất từ 2-3 lần 1 tuần. Vậy tẩy da chết vật lý có mấy loại?

Phân loại

3 loại thông thường nhất của tẩy da chết vật lý là dạng hạt – scrub, dạng kỳ – peeling gel và dạng lột

Dạng hạt (Scrub)

Tẩy tế bào chết cơ học dạng hạt có kết cấu kem chứa các hạt kích thước từ lớn đến nhỏ. Hoặc những loại bột thiên nhiên như bột ngũ cốc, yến mạch, cám gạo, đường đen để tẩy tế bào chết trực tiếp lên da. Nhờ vào các hạt chuyển động lăn tròn ma sát bằng lực tay giúp loại bỏ những tế bào da bị lão hóa. Đây là dạng tẩy da chết mạnh bởi da chết được lấy đi bởi ma sát của các hạt, da trở nên mịn màng và sạch kin kít tức thì.

Tẩy tế bào chết vật lý từ những nguyên liệu thiên nhiên

Tuy nhiên, nhược điểm của loại tẩy tế bào chết này là có thể gây tổn thương cho da. Các hạt có trong sản phẩm với kích thước không đồng đều và sắc nhọn khi massage tạo ra các vết xước nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Bụi bẩn và vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào da qua các vết xước và làm viêm nhiễm da gây nên mụn. Chính vì thế, loại da thích hợp sử dụng phương pháp này là làn da khỏe mạnh, ít nhạy cảm và không có mụn.

Dạng kỳ 

Tẩy tế bào chết dạng kỳ có kết cấu gel lỏng trong suốt. Khi massage gel sẽ chuyển dần thành màu trắng đục và kết tủa thành những cục vón giống như gôm. Trong peeling gel có chứa các sợi polymer cụ thể là silicone. Những cục vón là phản ứng giữa silicone và dầu thừa trên da tạo thành. Tác động của tay lên bề mặt da làm silicone lăn tròn nhẹ nhàng lấy đi bụi bẩn, dầu thừa và lớp da chết cuốn theo những cục “ghét”.

Ưu điểm của tẩy da chết cơ học dạng kỳ là hoàn toàn lành tính, dịu nhẹ và không gây ra bất cứ tổn thương nào cho da. Nhược điểm chính vì quá an toàn và dịu nhẹ nên peeling gel không đủ “đô” để tẩy tế bào chết sạch sâu hiệu quả. Tuy nhiên trên thị trường hiện này đã có 1 số sản phẩm tẩy da chết vật lý lai hóa học. Kết cấu dạng peeling gel nhưng thành phần chứa thêm AHA/BHA chui vào lỗ chân lông loại bỏ da chết trong nang lông, vừa massage gel tẩy lớp tế bào chết bề mặt sạch sẽ. Loại da thích hợp sử dụng phương pháp này là làn da nhạy cảm, da mụn nhẹ, da tiết nhiều dầu.

Dạng lột

Peeling dạng lột có 2 loại. Một là dùng mặt nạ kết hợp gel lỏng tẩy tế bào chết. Thoa lớp gel lên da rồi đắp lớp mặt nạ và chờ gel khô lại thì lột ra. Lớp mặt nạ khi lột đi sẽ kéo theo bụi bẩn, tế bào chết và bã nhờn. Loại thứ 2 có dạng gel hoặc miếng dán. Khi lớp gel khô lại trên mặt, kết dính các tế bào chết và mụn cám, mụn đầu đen trong lỗ chân lông. Tất cả sẽ được kéo ra khi lột lớp gel khỏi bề mặt da.

Tẩy tế bào chết vật lý dạng lột

Cả 2 loại peeling kỳ và lột đều thuộc dạng nhẹ đô vì không chui sâu được vào lỗ chân lông. Tuy nhiên peeling gel là phương pháp hoàn hảo cho làn da nhạy cảm vì tính dịu nhẹ và không ma sát mạnh.

Những lưu ý khi tẩy tế bào chết vật lý

  • Nếu da bạn là da nhạy cảm, không nên dùng sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý dạng hạt, đặc biệt là các hạt kích thước lớn. Khi massage lên bề mặt da, các hạt này sẽ gây ra những vết xước nhỏ trên da dẫn đến viêm nhiễm. Chọn loại tẩy tế bào chết có hạt mịn hoặc gel sẽ tốt hơn.
  • Thoa kem chống nắng mỗi ngày, đặc biệt là sáng hôm sau khi tẩy tế bào chết.
  • Không nên xông hơi ngay sau khi tẩy tế bào chết. Làn da mỏng, nhạy cảm khi vừa tẩy da chết xong rất dễ kích ứng và mẩn đỏ nếu xông mặt bằng hơi nước nóng.
  • Không nên lạm dụng tẩy tế bào chết mỗi ngày, đặc biệt là tẩy da chết dạng hạt. Điều này sẽ gây tổn thương cho da bạn. Tần suất sử dụng an toàn nhất từ 2-3 lần mỗi ngày.
  • Đừng quên nước hoa hồng và kem dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết.

Hy vọng bài viết về tẩy tế bào chết vật lý trên đây sẽ giúp nàng có thêm thông tin trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da mình nhé.

Chúc nàng luôn xinh đẹp

>>>Xem thêm: