Bệnh Gout là một dạng của viêm khớp, bệnh Gout thường được gọi là gút xảy ra khi có nhiều acid uric trong máu, tạo thành tinh thể sắc nhọn lắng đọng tại các khớp xương và gây sưng đỏ, đau tại các khớp trên cơ thể như: ngón tay, bàn tay, ngón chân, mắt cá chân,…..Theo các nghiên cứu, khả năng tái phát rất cao và gây ra nhiều đau đớn. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết của bệnh Gout thì cùng tham khảo bài viết phía dưới đây:
1. Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Gout
Nguyên nhân gây ra bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, Ở Việt Nam, do lạm dụng bia rượu quá mức và chế độ ăn uống thừa chất đạm quá nhiều dẫn đến sự chuyển hóa acid uric, gây ra bệnh gout.
Acid uric là nhân purin có trong DNA và RNA bị phân hủy sinh lý. Sau khi hình thành, acid đi vào máu rồi đến thận sẽ được lọc bỏ, đào thải ra khỏi cơ thể. Khi lượng acid uric trong máu tăng cao, thận không kịp lọc để đào thải dẫn đến acid tích tụ thành tinh thể urat trong các mô, nhất là trong các khớp xương. Tích lũy càng nhiều càng khiến các khớp xương viêm nhiễm, đau nhức khó chịu, từ đó gây lên bệnh gút.
Ngoài ra bệnh gout có thể do di truyền hoặc do tác động của môi trường đến cơ thể làm cho hàm lượng acid uric tăng và hông được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể.
Những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh gút:
-
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm, các động thực vật chứa nhiều purin như hải sản, nấm, trứng, nội tạng động vật.
-
Mắc các bệnh lý về thận (viêm cầu thận, suy thận,…) làm giảm chức năng đào thải của thận khiến cơ thể tích tụ acid uric ngày càng tăng. Ngoài ra còn mắc bệnh lý về tim mạch như bạch cầu cấp, huyết áp cao, tim bẩm sinh,…
-
Sử dụng chất kích thích và uống bia rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh gút.
-
Sử dụng một số thuốc làm tăng nồng độ acid uric trong máu như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế tế bào dùng trong điều trị các bệnh ung thư, thuốc điều trị cao huyết áp,…
-
Trong gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh gút. Tuổi tác và giới tính cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ bệnh gout. Tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ và thường ở độ tuổi 30 – 60.
-
Thừa cân, mắc bệnh béo phì.
2. Những biến chứng của bệnh gout bạn không ngờ đến
- U cục tophi: Tình trạng này được đặc trưng bởi quá trình tích tụ tinh thể dưới da. Những khối u cục thường xuất hiện xung quanh ngón chân, tai, ngón tay và đầu gối. U tophi sẽ ngày càng lớn hơn trong trường hợp không được xử lý đúng cách.
- Tổn thương khớp: Trong trường hợp bệnh nhân không sử dụng thuốc điều trị bệnh gout, các khớp đang sưng viêm có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương các khớp khác và tổn thương xương.
- Soi thận: Nếu bệnh gout không được điều trị đúng cách, những tinh thể acid axit đã hình thành không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn nhanh chóng tích tụ trong thận và dẫn đến bệnh sỏi thận.
3. Triệu chứng nhận biết bệnh gout
Những triệu chứng khó chịu của bệnh gout thường đột ngột xuất hiện hoặc xuất hiện vào ban đêm. Trong nhiều trường hợp, triệu chứng không xảy ra trong giai đoạn đầu, thường xảy ra khi bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gout cấp tính hoặc gout mãn tính.
Những triệu chứng chính của bệnh gout gồm:
Thể cấp tính
- Bệnh nhân đột ngột thấy đau, sưng, nóng và đỏ dữ dội ngay tại những khớp thuộc bàn ngón chân cái, xảy ra ít hơn ở những khớp khác như khớp khuỷu tay, cổ tay, bàn ngón tay, khớp gối, khớp cổ chân.
- Đau nhức có thể xảy ra sau một bữa ăn thịnh soạn, sau phẫu thuật hoặc một chấn thương, nhiễm khuẩn, sau khi sử dụng thuốc (thuốc lợi tiểu, aspirin), đau có thể xuất hiện sau khi điều trị ung thư (dùng tia xạ, hóa chất).
- Cơn đau thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày, khỏi nhanh khi dùng thuốc colchicin hoặc những loại thuốc giảm đau không steroid khác hoặc có thể tự khỏi. Đau nhiều hơn khi đụng vào.
- Vùng xung quanh khớp ấm lên
- Toàn thân mệt mỏi, sốt nhẹ.
- Nồng độ acid uric trong máu tăng cao khi thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên ở nhiều trường hợp khác, xét nghiệm không thấy acid uric tăng. Điều này dễ gây nhầm lẫn và bỏ qua bệnh.
Thể mạn tính
- Nồng độ acid uric trong máu tăng kéo dài do không được điều trị có thể khiến những tinh thể lắng đọng vào những cơ quan tổ chức, điều này khiến các cục u xuất hiện (hạt tophi, viêm khớp mạn tính dẫn đến sỏi tiết niệu, biến dạng khớp, suy thận, viêm thận kẽ, viêm gân, tăng huyết áp, viêm túi thanh dịch…)
- Nồng độ acid uric trong máu bao giờ cũng tăng cao trong xét nghiệm.
- Xuất hiện những tổn thương xương khớp trên hình ảnh X-quang.
Hầu hết những biểu hiện điển hình của bệnh gout (đau, sưng, nóng và đỏ khớp) thường kéo dài vài giờ trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên ở những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị đau nhiều và đau trong vài tuần.
Có thể nói Gout là bệnh tìm ẩn nhiều nguy hiểm. Do đó nếu bạn có một trong những dấu hiệu trên thì hãy tìm đến các bác sĩ để khám chữa bệnh kịp thời nhé!
>>> Xem thêm: 5 Cách trị lang ben tại nhà bằng thảo dược dân gian
>>> Xem thêm: Bệnh quai bị là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao