Bệnh quai bị là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh quai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh tiếp xúc trực tiếp hoặc khi hít phải các giọt hô hấp trong không khí của người bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh quai bị chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh quai bị là gì? Sơ lược về bệnh quai bị

Bệnh biểu hiện ban đầu với triệu chứng sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và chán ăn, sau đó là viêm mũi.

Khi tiếp xúc với virus, tuyến nước bọt nằm gần ở mang tai của người bệnh bị ảnh hưởng nên sưng ở một hoặc cả hai bên tuyến nước bọt, không hóa mủ. Ngoài ra, người bệnh còn bị viêm tuyến sinh dục (nam giới chiếm 20 – 30%) hoặc viêm buồng trứng (nữ giới khoảng 5%), viêm màng não, viêm tụy…

Bệnh quai bị xảy ra trên khắp thế giới vào cuối mùa đông đến đầu mùa xuân. Bệnh này thường bị ở những nhóm trẻ nhỏ có mức sống thấp, thời tiết khô hanh, lạnh kéo dài. Ở Việt Nam, bệnh tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Nguyên và miền Bắc. Theo điều tra, tỷ lệ mắc hàng năm dao động từ 10 đến 40 trường hợp trên 100.000 dân.

Trẻ sơ sinh dưới một tuổi hiếm khi bị bệnh quai bị bởi được bảo vệ thông qua kháng thể của mẹ. Trẻ em trong độ tuổi đi học thường nhiễm bệnh nhiều hơn người lớn. Tuy nhiên, khi mắc bệnh, người lớn thường tiến triển nặng và để lại các biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em. Thanh niên ở tuổi trung học phổ thông và đại học cũng bị bệnh này. Nam giới dễ bị hơn so với nữ giới.

Ngoài ra, ai đã từng nhiễm quai bị sẽ hiếm bị lần thứ 2 vì đã tạo kháng thể bảo vệ suốt đời.

2. Nguyên nhân dẫn đến bị quai bị là gì?

Bệnh quai bị chủ yếu do virus quai bị (mumps virus) gây ra. Chủng vi sinh vật này thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae. Chúng có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người thông qua nước bọt.

Nếu chưa có khả năng miễn dịch với virus này, bạn có thể nhiễm bệnh khi hít phải các giọt nước bọt hoặc dịch tiết hô hấp bắn ra từ người bệnh trong lúc nói chuyện, ho hay hắt hơi. Bạn cũng có khả năng mắc bệnh khi dùng chung vật dụng như muỗng, đũa, cốc uống hoặc có tiếp xúc gần với người bệnh.

3. Những phương pháp điều trị quai bị

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, kháng sinh không có tác dụng và chỉ điều trị theo cơ chế và triệu chứng. Có thể tiêm vắc-xin ngừa MMR, chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn và phải đúng theo chỉ định.

Khi có dấu hiệu đau ở vùng mang tai, hãy đi bệnh viện khám để có sự chẩn đoán chính xác bệnh.

Có thể sử dụng các phương pháp điều trị như: Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau; Uống nhiều nước; Chườm mát; Chọn các thức ăn dễ nuốt, dễ nhai, hạn chế thức ăn có tính axit, cứng, khó nuốt, khó nhai.

Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với những đối tượng dễ lây bệnh. Ví dụ, người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi, thanh thiếu niên, trẻ em…

Những bệnh nhân có dấu hiệu viêm hệ sinh dục cần phải đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời, phòng tránh biến chứng nguy hiểm.

4. Những lưu ý khi trẻ em bị quai bị

Bệnh quai bị ở trẻ em thường có dấu hiệu nhẹ và ít bị biến chứng nhưng cũng đừng  vì thế mà bố mẹ chủ quan. Thông thường, triệu chứng sẽ xuất hiện khoảng sau 2 tuần bị nhiễm. Biểu hiện dễ thấy là sốt nhẹ, biếng ăn, cảm ho, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, đau hàm và mệt mỏi. Tuy nhiên, một số bé lại không có biểu hiện bệnh hoặc biểu hiện rất nhẹ.

Sau vài ngày, bé càng sốt cao và sưng tuyến nước bọt ở một bên hoặc hai bên má. Hai bên má sẽ sưng hoặc đau định kỳ khi vị giác bị kích thích, nhất là khi ăn những đồ ăn có tính axit, cứng, khó nhai.

Bệnh quai bị thường nhẹ ở trẻ em nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể sẽ có một số biến chứng nặng. Có thể gây viêm nhiễm ở các bộ phận khác của cơ thể, thậm chí ảnh hưởng đến não, gia tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não và tổn thương hệ sinh sản. Có thể gây viêm tinh hoàn của 4 trong số 10 người bị quai bị kể cả bé nam lẫn nam giới trưởng thành.

Bệnh quai bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Do đó khi phát hiện hãy tìm đến các bác sĩ hoặc các trung tâm y tế để được điều trị kịp thời các bạn nhé!

Xem thêm: Bệnh hen suyễn là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Xem thêm: Nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết ra